Sản xuất công nghiệp trên đà phục hồi
Dệt may là ngành hàng sản xuất công nghiệp điển hình ghi nhận khởi sắc rõ rệt từ đầu năm đến nay. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhiều tín hiệu khả quan
Sau 25 năm tăng trưởng XK liên tục, lần đầu tiên ngành dệt may Việt Nam đã ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2020 do ảnh hưởng bất ngờ từ đại dịch Covid-19. Bước sang năm 2021, ngành hàng XK hàng chục tỷ USD này đã có những biến chuyển rất tích cực. Số liệu cập nhật mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, XK hàng dệt và may mặc 2 tháng đầu năm nay đạt 4,76 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước. Tương tự, da giày cũng là ngành cho thấy rõ dấu hiệu phục hồi sau năm 2020 lao đao vì Covid-19 với XK giày dép đạt 3,2 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 2 tháng năm 2021, kim ngạch XK nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 42,47 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ, chiếm 87,5% tổng kim ngạch XK chung của cả nước. Trong nhóm hàng này, kim ngạch XK nhiều mặt hàng chủ lực đạt mức tăng trưởng 2 con số như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,3 tỷ USD, tăng 22,8% so với 2 tháng năm 2020; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,89 tỷ USD, tăng 27,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 5,45 tỷ USD, tăng tới 72,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,44 tỷ USD, tăng 51%; sắt thép các loại tăng 71,9%... |
Gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam suốt nhiều năm qua, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) hồ hởi chia sẻ: “Các DN dệt may Việt Nam, trong đó có các DN của Tập đoàn đều đã có đơn hàng đến hết tháng 4/2021. Đáng chú ý, những mặt hàng như hàng dệt kim, hàng phổ thông với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8/2021. Đó là tín hiệu đáng mừng cho quá trình phục hồi trở lại của dệt may Việt Nam, nhất là khi dệt may Việt Nam đang có vị trí tốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu được tái bố trí sau khủng hoảng đại dịch Covid-19 năm 2020”.
Một vài “lát cắt” điển hình trong sản xuất, XK nhóm hàng công nghiệp chế biến đã phần nào minh chứng cho sự phục hồi từng bước của sản xuất công nghiệp Việt Nam. Nhìn về con số tổng quát, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy: Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm trước tăng 7,1%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,3% (cùng kỳ năm trước tăng 7%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,8% (cùng kỳ năm trước tăng 4,6%); riêng ngành khai khoáng giảm 11% (cùng kỳ năm trước giảm 2,7%).
“Đáng chú ý, trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại tăng 30,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 21,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 17,5%; khai thác quặng kim loại tăng 14,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,1%...”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết.
Vẫn còn âu lo
Bên cạnh các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khởi sắc rõ rệt, vẫn có không ít lĩnh vực ghi nhận khó khăn, thách thức, điển hình như ngành thép, cơ khí.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, từ đầu năm đến nay thị trường thép nhìn chung ảm đạm với hoạt động sản xuất cầm chừng, bán hàng giao dịch rất ít do các công trình, dự án dừng lại hoặc giãn tiến độ thực hiện vì lo ngại dịch bệnh bùng phát. Hàng hóa lưu thông chậm do nhu cầu trong nước chậm. Vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa các tỉnh khu vực Đông Bắc (Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh,...) khó khăn khi tâm dịch nằm ở Hải Dương, Quảng Ninh.
Tương tự với ngành cơ khí, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí (VAMI) chia sẻ: Khó khăn lớn nhất, khó tháo gỡ nhất đối với các DN là đơn hàng. "Doanh số của các DN ô tô năm nay so với năm ngoái giảm rất nhiều. Các DN chế tạo cơ khí sau một năm Covid-19, đơn hàng bắt đầu ít đi, trong khi cước vận chuyển tăng", ông Nguyễn Chỉ Sáng nói.
Bộ Công Thương đánh giá, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với những thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và đời sống, xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, triển vọng kinh tế thế giới 2021 sẽ tích cực hơn so với năm 2020 khi các quốc gia triển khai tiêm đại trà vắc xin ngừa Covid-19. Do đó, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 phụ thuộc nhiều vào hiệu quả vắc xin và thuốc đặc trị Covid-19.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, trong tháng 3/2021 cũng như các tháng tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo thúc đẩy sản xuất công nghiệp; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án năng lượng, công nghiệp có quy mô lớn; bảo đảm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.
“Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung rà soát kỹ và có giải pháp phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào, đến sản xuất, chế biến và trung gian phân phối, thị trường, tiêu thụ sản phẩm...“, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.
Để hỗ trợ các DN phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua được các tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thời gian tới, ở góc độ sản xuất công nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, cần xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài quá lâu. Điều này cũng góp phần tạo thêm giá trị gia tăng và vị thế tốt hơn của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo thêm cơ hội hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đòi hỏi hàm lượng xuất xứ nội địa/nội khối cao.
“Đại dịch Covid-19 đang tạo cho Việt Nam cơ hội làm việc, khi các quốc gia đối tác lớn như Nhật, Mỹ, EU, Australia... đang tìm kiếm nơi để chuyển một phần nguồn cung cho các chuỗi của họ ra khỏi Trung Quốc. Với một số FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), Việt Nam càng có cơ hội được chọn, nếu Chính phủ có chính sách, mục tiêu rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho DN Việt Nam và thu hút đầu tư từ các đối tác trên vào những ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) nhận định.
Tin liên quan
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
21:11 | 07/11/2024 An ninh XNK
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK