Rút bảo hiểm xã hội một lần - lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài
Gia tăng số người nhận Bảo hiểm xã hội một lần | |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Luôn lấy người dân làm chủ thể |
Người lao động đến làm thủ tục tại BHXH TPHCM. Ảnh: T.D |
Lấy đi “của để dành”
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2022 số người được giải quyết hưởng BHXH một lần là 208.943 người, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó ghi nhận số người đề nghị nhận BHXH một lần tăng cao tại một số tỉnh thành phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… Đây là những khu vực tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp và chủ yếu là dân nhập cư, lao động yếu thế.
Trước sức ép xăng dầu tăng, vật giá leo thang, dịch bệnh Covid-19… khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương thưởng khiến cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông gặp nhiều khó khăn trong bước đường mưu sinh. Vì lẽ đó, khi không có tiền dự trữ, họ buộc phải nghĩ đến việc rút BHXH “của để dành” cho tương lai để lo cho cuộc sống trước mắt.
Theo thống kê của BHXH TPHCM, số người lao động nhận trợ cấp BHXH 1 lần trong tháng 3 là 12.033 người, lũy kế từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3/2022 là 30.874 người, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Tại Bình Dương, trong quý 1/2022 đã ghi nhận có 16.100 người lao động nộp hồ sơ nhận BHXH 1 lần, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.
Có mặt tại điểm đăng ký nhận BHXH quận Bình Tân, anh Trần Anh Bằng, ngụ quận Bình Tân, TPHCM chia sẻ: “Dù đã vượt qua khoảng thời gian khó khăn của đại dịch nhưng giờ đây tôi cùng gia đình phải đối mặt với nỗi khó khác khi bị mất việc làm. Sau dịch tôi cũng đã nộp đơn xin việc ở một số nơi nhưng chưa được. Do đó, tôi đã quyết định rút BHXH để phần nào trang trải cuộc sống, với lại sau khi có công việc làm ổn định thì mới tiếp tục tham gia BHXH”.
Chị Doãn Thị Thanh (43 tuổi, quê Hà Tĩnh) làm công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung 1 (thành phố Thủ Đức, TPHCM) đã gần 20 năm nay nhưng mức lương cơ bản chỉ hơn 5,5 triệu đồng/tháng. Trong khi chị còn phải thuê nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống sinh hoạt và các chi phí phát sinh khác khiến số tiền để gửi về quê nuôi mẹ già còn lại không bao nhiêu. “Tôi quyết định nghỉ việc để về quê, vì giờ cũng lớn tuổi rồi mà chi phí như thế thì còn lại đâu bao nhiêu. Thôi thì rút BHXH một lần để lấy tí vốn về quê buôn bán, có thời gian chăm mẹ già”, chị Thanh chia sẻ.
Tương tự chị Nguyễn Thị Hồng (36 tuổi, quê Nghệ An), sau 10 năm làm công nhân cho một công ty da giày tại KCN Sóng Thần 2, Bình Dương, nay cũng đã quyết định nghỉ việc, nhận BHXH một lần với số tiền gần 60 triệu đồng để lo trang trải khó khăn trước mắt của gia đình. Chị Hồng cho biết, những năm trước khi vật giá còn thấp, với mức lương công nhân chị cũng tằn tiện đủ chi tiêu cho gia đình có 2 con nhỏ. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, công ty cũng gặp nhiều khó khăn nên bị chậm lương, có khi chậm 2-3 tháng. Mà công nhân chỉ chờ vào tiền lương mỗi tháng để trang trải cuộc sống. Thành ra, dù biết không tiếp tục duy trì BHXH về già không có lương hưu là một thiệt thòi lớn nhưng chị vẫn phải nghĩ đến việc xin rút BHXH một lần, để đưa con nhỏ về quê.
Người lao động nên xem xét kỹ lưỡng
Tiền BHXH bản chất là câu chuyện “của để dành” cho tương lai, nhất là với người già lúc ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng sau khi về hưu. Chia sẻ về điều này, ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TPHCM cho rằng, người lao động chưa thực sự hiểu rõ về chính sách ưu việt của BHXH, bởi thời gian càng dài, đóng càng cao thì được hưởng càng cao. Người lao động hay có tâm lý cứ cầm tiền của mình trước đã, đến đâu hay đến đó mà họ quên đi cái ích lợi lâu dài.
Ông Mến dẫn chứng, trong đợt cứu trợ xã hội vừa qua của Chính phủ cũng căn cứ từ số năm đóng BHXH, không cần căn cứ vào mức đóng của từng cá nhân. Như Nghị quyết 116 của Chính phủ chia làm 6 mức hưởng trợ cấp, cơ quan BHXH căn cứ vào mức thời gian đóng để đưa ra các mức từ 1,8 triệu đồng đến 3,7 triệu đồng/người lao động. Nếu người lao động rút BHXH một lần trước thời gian đó thì không được nhận khoản tiền này trong thời điểm dịch bệnh vừa qua, rất thiệt thòi.
Đặc biệt, khi hết tuổi lao động phải sống phụ thuộc vào con cái và người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thân nhân không được hưởng chế độ tử tuất khi người lao động không may qua đời. Mất cơ hội được tăng lương hưu khi Chính phủ điều chỉnh. Không có thẻ BHYT và phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh khi về già…
Trước tình trạng rút BHXH một lần có xu hướng tăng, ngày 12/4, BHXH Việt Nam đã tiếp tục khuyến nghị người lao động nên xem xét kỹ lưỡng. Theo đó, số tiền người lao động được nhận khi rút một lần ít hơn so với số tiền đóng vào Quỹ BHXH. Theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương tháng, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%; tổng mức đóng vào Quỹ BHXH bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH một lần người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho một năm tham gia BHXH. Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm.
Song trước sức ép dịch bệnh Covid-19, vật giá leo thang,… với thu nhập thấp, không có tích lũy khiến tình trạng người lao động rút BHXH một lần khó có thể ngừng lại. Vì vậy, đòi hỏi sự điều chỉnh các chính sách liên quan, đặc biệt là sửa Luật BHXH, trong đó có giảm số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu; cũng như thực hiện các chế định để hạn chế việc rút BHXH một lần dễ như hiện nay, tránh tình trạng bị phản ứng khi “siết lại” việc rút BHXH 1 lần…
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bảng giá đất điều chỉnh mới tại TP Hồ Chí Minh
00:36 | 23/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Quảng Ninh có nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác
16:32 | 11/09/2024 Hải quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK