RCEP hứng chịu cú sốc từ quyết định phút chót của Ấn Độ
Dù tuyên bố rút khỏi, song Ấn Độ vẫn được RCEP chào đón trong tương lai |
ASEAN cam kết ký hiệp định RCEP vào năm 2020 | |
Đàm phán RCEP bước vào giai đoạn nước rút | |
Có thể kỳ vọng về “vùng lánh nạn RCEP"? | |
Góc khuất của RCEP |
Những hy vọng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN, được tổ chức từ ngày 2 đến 4/11, rằng thỏa thuận này có thể được hoàn tất đã tiêu tan bởi quyết định vào phút chót của Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối cùng đã khuất phục trước làn sóng phản đối ở trong nước, khi các đảng đối lập và những người nông dân đe dọa sẽ biểu tình nếu ông ký tham gia RCEP. Quyết định “quay ngoắt 180 độ” của Ấn Độ được đưa ra ngay sau khi Bộ trưởng Thương mại nước này Piyush Goyal tuyên bố hôm giữa tuần rằng Ấn Độ sẽ ký thông qua RCEP. Tuy nhiên, những người vốn tỏ lo ngại rằng Ấn Độ sẽ buộc phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu nông nghiệp và những mặt hàng khác từ Trung Quốc, cũng như hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế phát triển hơn, chẳng hạn như Australia và Nhật Bản, rõ ràng đã thắng thế. Phát biểu trước báo giới tại Bangkok (Thái Lan), người phát ngôn của Chính phủ Ấn Độ Vijay Thakur Singh đã nhắc đến “lợi ích quốc gia” trong việc bảo vệ người nông dân và các công nhân làm trong ngành dịch vụ. Ấn Độ cũng từng lo ngại rằng những yêu cầu của họ về việc tiếp cận thị trường dịch vụ sẽ bị các nước ký RCEP bác bỏ.
Tuyên bố của các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết 15 thành viên còn lại “đã hoàn tất các cuộc đàm phán dựa trên văn bản về toàn bộ 20 chương và các vấn đề tiếp cận thị trường nói chung”. Vấn đề duy nhất được để lại là “pháp lý”, sẽ được hoàn thiện trước khi RCEP được ký kết vào năm tới. Sau nhiều năm tiến triển chậm chạp, với việc mới chỉ có 7 chương trong RECP được thông qua cách đây 3 tháng, các bên tham gia đàm phán RECP đã “tăng tốc” trong những tháng gần đây do những căng thẳng liên quan đến vấn đề công nghệ và thương mại phát sinh giữa Mỹ và Trung Quốc. Cơ quan tư vấn về rủi ro chính trị Mỹ EurasiaGroup cho biết “đối với hầu hết các quốc gia thành viên của RCEP (đặc biệt là Trung Quốc), những mối quan ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, mối de dọa gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ và nền kinh tế toàn cầu đang giảm tốc... là những nhân tố đã thúc đẩy các cuộc đàm phán RCEP”.
Mặc dù vậy, một số nước cho biết vẫn chào đón Ấn Độ tái gia nhập RCEP trong tương lai. Một lựa chọn là cho Ấn Độ một thời gian thích nghi như là giai đoạn bước đệm, khi đó, Ấn Độ có thể từng bước đáp ứng các cam kết của mình theo thỏa thuận RCEP. Một lựa chọn khác là tiếp tục kích hoạt các cuộc đàm phán sau khi 15 nước kia ký kết bản thảo thỏa thuận vào năm tới. Các bên tham gia đàm phàn có thể tiếp tục thảo luận về các vấn đề như là xúc tiến đầu tư. RCEP vẫn có cơ hội có được sự tham gia của cả 16 quốc gia. Những bên tham gia đàm phán cần áp dụng mọi nỗ lực để giữ Ấn Độ lại, song không phải với cái giá của sự thỏa hiệp từ một phía.
Bên cạnh đó, việc Ấn Độ rút khỏi RCEP chắc chắn sẽ khiến nhiều nước khác lo ngại về tiến trình đàm phán với nước này liên quan đến những thỏa thuận đầu tư và thương mại khác trong tương lai, song nó có thể khiến nước này xích lại gần hơn với Mỹ và vẫn nằm trong chiến lược địa chính trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn ban đầu xuất phát từ Nhật Bản trong hơn 1 thập kỷ trước đây và được triển khai với sự “hứng thú” của Chính quyền Trump như một sự lựa chọn thay thế đối với chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.
Theo đánh giá của tổ chức Capital Economics có trụ sở tại Anh, mặc dù “những lợi ích kinh tế trực tiếp từ RCEP là tương đối nhỏ”, song ảnh hưởng chính hiện nay của nó có lẽ nghiêng về mặt chính trị.
Tin liên quan
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Hải quan Đà Nẵng tham gia xây dựng Đề án Khu thương mại tự do
15:40 | 10/11/2024 Hải quan
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan