Quỹ tín dụng nhân dân: Hoàn thiện cơ chế để phát triển
Khó vì quy định địa bàn
QTDND được hình thành từ ngày 27-7-1993 với Quyết định số 390/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm thành lập QTDND. Sau gần 20 năm triển khai, đến nay mô hình QTDND đã không ngừng phát triển và khai thác được nguồn vốn tại chỗ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Đến nay, hệ thống QTDND ngoài QTDND Trung ương còn có gần 1.200 QTDND cơ sở hoạt động tại 56/63 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Hiệp hội QTDND Việt Nam được thành lập năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hệ thống QTDND phát triển.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của hệ thống QTDND hiện còn đang gặp một số khó khăn về cơ chế chính sách làm hạn chế sự tồn tại và phát triển của hệ thống QTDND. Bà Huỳnh Thị Ri, Giám đốc Quỹ tín dụng Mỹ Bình (Long Xuyên, An Giang), đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại quy định chia cổ tức cho thành viên góp vốn. Cụ thể, lợi nhuận của QTDND sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ đúng theo quy định thì phần lợi nhuận còn lại sẽ được sử dụng như thế nào thì tùy vào QTDND, không nên quy định là mức chia cổ tức bằng với mức lãi suất cho vay bình quân tại QTDND như hiện nay.
Bà Ri cũng chia sẻ thêm những khó khăn, vướng mắc của QTDND về cơ chế hoạt động. “Hiện tại, địa bàn hoạt động của hệ thống QTDND đã có nhiều tổ chức tín dụng tham gia cho vay, do vậy mức độ cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, thị phần tín dụng của QTDND không tăng trưởng được, thậm chí có thể bị thu hẹp”.
Vì vậy, bà Ri cho rằng, giới hạn địa bàn hoạt động của hệ thống QTDND là một thách thức đối với QTDND có khả năng phát triển mở rộng quy mô. “Cần xóa bỏ cơ chế giới hạn địa bàn hoạt động của QTDND miễn sao hoạt động của QTDND đáp ứng được những quy định về chỉ số an toàn vốn, khả năng chi trả, giới hạn tín dụng và phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng cơ sở và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước”- bà Ri kiến nghị.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Huấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, khả năng huy động vốn của các QTDND luôn khó khăn hơn các tổ chức tín dụng do quy mô tiềm lực tài chính của các quỹ còn nhỏ bé, các phương thức, sản phẩm huy động đơn sơ, kém hấp dẫn.
Do đó, ông Huấn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước không nên quy định tỷ lệ huy động vốn ngoài địa bàn, ngoài thành viên với QTDND hoặc nếu có quy định thì chỉ nên quy định một tỷ lệ từ 20 đến 30% vốn huy động ngoài địa bàn hoạt động, chứ không nên quy định tỷ lệ huy động vốn ngoài thành viên.
Vướng về lãi suất
Ngoài các vấn đề về cạnh tranh, cơ chế chính sách, đại diện các QTDND còn cho rằng, cơ chế lãi suất cho hệ thống QTDND hiện còn bất cập. Theo đại diện các QTDND, hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục mở chi nhánh, phòng giao dịch, phát triển quy mô, mở rộng địa bàn hoạt động, do đó, hệ thống QTDND cần có cơ chế ưu đãi của Nhà nước về chính sách lãi suất để có thể cạnh tranh tồn tại và phát triển.
Theo quy định cơ chế lãi suất hiện nay, lãi suất huy động được phép của hệ thống QTDND dưới 12 tháng tối đa là 8%/năm, trong khi của NHTM là 7,5%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên trong đó có nông nghiệp nông thôn của hệ thống QTDND là 11%/năm và NHTM là 10%/năm.
Do đó, các quỹ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho hệ thống QTDND được cơ chế lãi suất ưu đãi so với NHTM khoản chêch lệch biên độ rộng hơn, cụ thể là 3% thay vì 0,5% hiện nay thì QTDND mới có điều kiện trang trải chi phí huy động và cho vay thành viên ở địa bàn nông thôn là những món vay nhỏ lẻ nhiều rủi ro.
Ngoài ra, đại diện các QTDND cũng kiến nghị Nhà nước cần có chính sách thích hợp để hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, cụ thể có chính sách để nông dân có điều kiện trang bị những phương tiện hiện đại, phục vụ cho sản xuất lớn, hạn chế dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, qua đó QTDND mới có những dự án hiệu quả để đầu tư trung hạn và dài hạn. Có ý kiến cũng đề nghị các cơ quan pháp luật cần có biện pháp để hỗ trợ QTDND trong việc thu hồi nợ khi khách hàng vay vi phạm hợp đồng tín dụng.
Hồ Huệ
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK