Quy hoạch xây dựng đang đi theo “quy trình ngược”
Theo quan điểm của ông, hạn chế lớn nhất trong công tác quy hoạch xây dựng hiện nay là gì?
Có thể coi quy hoạch như chiếc la bàn, tấm bản đồ của người đi biển. Không có quy hoạch chẳng khác nào người mù bị lạc giữa trùng khơi và mất phương hướng. Hậu quả là dẫn đến sự phát triển vô tổ chức, lệch lạc, thiếu đồng bộ, cản trở lẫn nhau và phá vỡ tổng thể chung, gây tốn kém, lãng phí cả về tiền của và thời gian.
Trong thời gian vừa qua, công tác quy hoạch xây dựng đã cơ bản làm tốt được vai trò định hướng phát triển, là công cụ để quản lý nhưng mối quan hệ giữa các loại quy hoạch, tức là giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, giữa quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng với quy hoạch kinh tế lại đang có “vấn đề” và đây chính là bất cập.
Bên cạnh đó, quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, hay nói cách khác, quy hoạch là khoa học dự báo. Trong những năm vừa qua có những giai đoạn dự báo chưa chuẩn xác, vì thế mà chất lượng quy hoạch còn có những tồn tại. Hệ thống quy hoạch còn bất cập, chồng chéo.
Bất cập tiếp theo đó là mối quan hệ giữa quy hoạch và kế hoạch. Ở đây còn có sự chưa thống nhất. Chẳng hạn như Hà Nội quy hoạch 30 năm nhưng thậm chí chưa có sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển không gian với kết cấu hạ tầng, đặc biệt là quy hoạch mạng lưới giao thông. Các nhà đầu tư hiện nay chỉ tập trung vào dự án của mình còn phần ngoài dự án thì do nhà nước làm bằng ngân sách và chỉ xác định trọng điểm là chính, nên dẫn tới nhiều bất cập.
Có ý kiến cho rằng, hiện công tác quy hoạch của Việt Nam đang đi theo “quy trình ngược”, ông có thể nói gì về các ý kiến này?
Đúng là hiện quy hoạch của chúng ta đang đi theo “quy trình ngược”. Lẽ ra quy hoạch kinh tế- xã hội đi trước sau đó mới đến quy hoạch không gian. Nhưng chúng ta làm quy hoạch không gian trước, nhà quy hoạch thỏa sức tưởng tượng ra nơi đó sẽ là khu công nghiệp, trung tâm tài chính hiện đại, khu đại học. Nhưng khi triển khai thực tế, những vùng quy hoạch đó không hấp dẫn nhà đầu tư, không có khả năng sinh lời, kêu gọi mãi mà không ai đến, còn người dân bị rơi vào “bẫy quy hoạch”. Hậu quả, họ phải chờ đợi mòn mỏi năm này qua năm khác.
Bên cạnh đó, khả năng dự báo của các nhà quy hoạch chúng ta hiện nay không cao. Vì thế mới có chuyện mỗi khi có sự cố về ô nhiễm người dân cứ phản ứng cơ quan quản lý lại thanh minh rằng không lường hết được, đổ thừa cho thiếu năng lực. Người làm quy hoạch phải tính đến tất cả rủi ro xảy ra để có các phương án triệt tiêu và giảm thiểu đến mức nhỏ nhất, phải dự tính được diễn tiến dự án sau 15-20 năm, thậm chí xa hơn nữa.
Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Hà Nội) bị “băm nát” do thiếu sự kiểm tra, giám sát kịp thời. Ảnh: S.T. |
Như vậy, việc xung đột trong quá trình quy hoạch là do quyền lợi của người dân không được đảm bảo, hay năng lực của chính quyền còn hạn chế khi làm công tác quy hoạch? Phải chăng công tác quy hoạch hiện đang thiếu cả tâm, tầm và cả tiền, thưa ông?
Thực tế này diễn ra có nguyên nhân từ cả hai phía, nhưng chủ yếu từ chính quyền. Đó là việc có khá nhiều đồ án quy hoạch lấy được, bất chấp quyền lợi của người dân.
Công tác quy hoạch xây dựng hiện nay đang thiếu cả ba yếu tố: tâm, tầm và tiền. Từ thiếu tâm, thiếu tầm dẫn đến phá nát quy hoạch, từ thiếu tiền dẫn đến nhiều vấn đề hệ trọng không tham vấn đầy đủ được ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Vậy nên với công tác quy hoạch, điều quan trọng nhất của công tác quy hoạch xây dựng là phải công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, cần phải xác định giữa quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch. Có một vấn đề gây bức xúc hiện nay đó là điều chỉnh quy hoạch cục bộ còn hạn chế. Theo đó, Chính phủ cho phép có điều chỉnh quy hoạch, tức là có điều chỉnh định kỳ 5 năm, 10 năm… Điều chỉnh quy hoạch có quy trình nhưng các dự án điều chỉnh đã không thực hiện “đúng quy trình” khi việc điều chỉnh này chỉ đáp ứng mục đích của nhà đầu tư mà chưa tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn và người dân chịu tác động
Có thể thấy rằng, vấn đề bức xúc nhất hiện nay tại các thành phố lớn chính là quy hoạch các khu đô thị đang trong tình trạng manh mún, chắp vá, không quan tâm đến lợi ích của người dân. Vậy theo ông, cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Mỗi khu đô thị đều có diện mạo riêng, nếu phá vỡ cục bộ những khu nhỏ lẻ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ diện mạo của khu đô thị. Các khu đô thị do chủ đầu tư quản lý có tình trạng thỏa thuận để chủ nhà cơi nới, phá vỡ quy hoạch. Đây là lỗi của chủ đầu tư và cũng là tồn tại trong quản lý cấp phép đầu tư xây dựng. Vậy nên, cần phải xác định phân công, phân cấp quản lý giám sát, gắn trách nhiệm rõ ràng đến các lực lượng, các bên, có chế tài phạt nặng hơn với các sai phạm, có như vậy mới mong hạn chế được tình hình.
Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Vấn đề lớn nhất đối với Hà Nội hiện nay là việc thực hiện quy hoạch chưa tốt dẫn đến quá tải giao thông, ô nhiễm môi trường. Nếu thực hiện được đúng theo quy hoạch thì sẽ giải quyết được các vấn đề đô thị mà Hà Nội đang phải đối mặt. Ngoài ra, trong việc tổ chức thực hiện xây dựng đô thị theo quy hoạch, cần xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng, tiện ích tại các khu đô thị mới nhằm thu hút dân cư, giảm sự tập trung vào khu vực trung tâm. Đặc biệt, Nhà nước cần giữ vai trò chủ động trong tổ chức phát triển đô thị theo quy hoạch, không vì thiếu nguồn lực mà chạy theo các nhà đầu tư dẫn đến tình trạng quy hoạch bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Ông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải: Bản đồ quy hoạch chỉ là dự kiến trong tương lai, muốn thực hiện quy hoạch phải có chiến lược phát triển địa phương. Do vậy, các cơ quan liên quan như Sở Quy hoạch- kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Vận tải... phải tham mưu cho UBND các tỉnh chiến lược phát triển đô thị. Chiến lược này phải cân đối vốn nhà nước và tư nhân, cân đối giữa phát triển kinh tế với hạ tầng, kể cả hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; và cân đối phân bổ dân cư. Bên cạnh đó, các cơ quan tham mưu tổng hợp phải có trách nhiệm xóa đi quy hoạch "treo" đang tồn tại như là vấn nạn nhức nhối tại các địa phương trên cả nước. Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Muốn thực hiện tốt công tác quy hoạch cần có chiến lược phát triển bền vững các khu đô thị, hạn chế việc xây dựng ồ ạt các tòa nhà cao tầng. Sở dĩ như vậy là do 20 năm qua, Hà Nội đã có sự bùng nổ về số lượng nhà cao tầng. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, nhà cao tầng vẫn còn những bất cập trong việc xây dựng và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, đặc biệt tại khu vực nội đô lịch sử, kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó phải kể đến tác động lên hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông. Do vậy, để kiểm soát việc xây dựng và quản lý nhà cao tầng, cần đổi mới hệ thống văn bản pháp quy. Phát triển nhà ở cao tầng trong khu vực nội đô cần phải làm tốt việc bảo tồn, quy định về mật độ dân số, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao. D.Ngân (lược ghi) |
Tin liên quan
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nam thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ để định hình cuộc chơi đô thị
18:20 | 28/07/2024 Kinh tế
TPHCM cần hơn 837.000 tỷ đồng phát triển hệ thống đường sắt đô thị
14:41 | 15/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK