Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội: Tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ. Ảnh: N.Thanh |
Điểm sáng tài chính ngân sách
Mở đầu phần thảo luận của mình, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tập trung giải thích về mức hụt thu ngân sách năm 2020. Theo đó, dự toán năm 2020 được xây dựng trên nền khá cao. Kế hoạch tăng trưởng lên tới 6,8%; giá dầu dự toán 60 USD/thùng; kim ngạch XNK tăng 7 - 9%; dự toán thu nội địa năm nay dự kiến tăng 10% so với thực hiện năm 2019. Trong khi đó, bối cảnh năm 2019 là Việt Nam đã thực hiện rất cao, tăng đến 9,9%.
Trong điều kiện dự toán cao đó, khi dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra, gặp dịch, Việt Nam đã lập tức có các chính sách phản ứng khá kịp thời. Đầu tiên, Chính phủ đã ban hành các chính sách gia hạn, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiền thuê đất, sau đó trình Quốc hội ban hành Nghị quyết giảm 30% thuế TNDN, giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiêu liệu bay, chính sách về thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với ô tô…
Rất nhiều chính sách tài khoá đã được ban hành để hỗ trợ người dân và DN. Trong 10 tháng qua, kết quả thực hiện các chính sách này đã đạt gần 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng tiền thuê đất của 128.619 DN, trong đó có 56.280 hộ, cá nhân kinh doanh được gia hạn với số tiền là 66.700 tỷ đồng; gia hạn thuế TTĐB với ô tô trong nước đạt 10.000 tỷ đồng; miễn giảm các loại thuế phí khoảng 23.000 tỷ đồng, ước cả năm khoảng 30.000 tỷ đồng.
"Như về thị trường chứng khoán, khi dịch xảy ra chúng tôi đã đưa nhiều loại phí về 0, kéo dài thời gian gia hạn đến 30/6/2021. Từ đó, góp phần giúp thị trường chứng khoán của ta tương đối ổn định, có phát triển trong khi cả thế giới khó khăn”, người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh.
Trong khi thu giảm như vậy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng chia sẻ thêm, nhiều khoản chi lại tăng lên. Trước tiên là phải đảm bảo 470.000 tỷ đồng vốn cho đầu tư theo dự toán năm nay. Đây là khoản chi quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm nền tảng cho các kỳ tiếp theo, đồng thời kích cầu trong nước. Cùng với số vốn năm trước chuyển sang, tổng số vốn đầu tư năm nay khoảng 630.000 tỷ đồng, là gói đầu tư hàng năm lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, 10 tháng qua đã có khoảng 17.800 tỷ đồng được chi cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người dân.
"10 tháng, ta mới thu được 75,2% dự toán, giảm 10,3% so cùng kỳ năm 2019 và là mức thấp nhất 10 năm gần đây. Không có sản xuất, kinh doanh thì lấy đâu nguồn thu?", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Với ước tính mức thu năm nay giảm khoảng 190.000 tỷ đồng so với dự toán, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội đề xuất tăng bội chi, tăng chi cho phòng chống dịch, nhưng trong phạm vi phải đảm bảo ổn định vĩ mô cho các năm tiếp theo, một yếu tố vô cùng quan trọng. Cụ thể, mức bội chi năm nay ước tăng lên 5,59% GDP (tính theo GDP mới). Nợ công tăng lên 57,4% GDP, dưới trần Quốc hội cho phép là 65%.
Xét từ mức đỉnh của năm 2016 là 63,7% GDP thì đây cũng là kết quả rất tốt, có được nhờ sự phấn đấu, tích luỹ của các năm gần đây tạo dư địa điều hành. Với kết quả của năm nay thì mức bội chi 5 năm bình quân đạt 3,8%, đạt mục tiêu dưới 3,9% của kế hoạch 5 năm theo kế hoạch, một kết quả rất tích cực. Một điều đáng ghi nhận nữa là chất lượng nợ công đã ngày càng tăng hơn so với giai đoạn 2012 - 2015.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã điều hành vay hơn 200.000 tỷ đồng để trả nợ gốc và bám sát tiến độ giải ngân, thay vì vay theo kế hoạch. Kỳ hạn vay trên 13 năm trong khi lãi suất chỉ 2,9%/năm, rẻ hơn vay nước ngoài. Mức vay này cũng là điều kiện tốt để Việt Nam đàm phán vay quốc tế có lợi hơn. Việt Nam hiện nay cũng có thế và lực của mình.
“Thời gian qua, chúng ta đã tăng bội chi và tăng chi cho đầu tư phát triển, phòng chống dịch, an sinh xã hội và vẫn tiếp tục làm được ở thời điểm hiện nay. Mặc dù năm 2020 chúng ta giảm thu, tăng bội chi nhưng kết quả tình hình tài chính ngân sách vẫn là điểm sáng của năm”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài
Bên cạnh những kết quả đạt được, vị “tư lệnh” ngành Tài chính lưu ý, cuối năm nay, nợ đọng thuế sẽ tăng vì DN khó khăn. Từ đầu năm đến nay, toàn ngành thu được hơn 20.000 tỷ đồng nợ đọng thuế từ năm trước chuyển sang nhưng nợ đọng sẽ tăng, dù đã gia hạn đến tháng 11, 12 này bắt đầu thu, tuy nhiên thực tế thực sự khó khăn.
“Theo báo cáo của cơ quan Thuế, Hải quan trong 10 tháng qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý trên 40.000 tỷ đồng rồi, trong đó riêng tăng thu vào ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng. Chúng tôi vẫn tạo điều kiện thuận lợi, vẫn gia giãn nhưng vẫn thanh tra, kiểm tra, xử lý. Xử lý là kiểm tra hậu kiểm, nếu mình buông lỏng tạo thuận lợi không có thanh tra, kiểm tra thì sơ hở và sai sót vô cùng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Dự toán năm 2021 được xây dựng trên nền tảng theo tinh thần phương án Chính phủ báo cáo là tăng trưởng 6-6,5%, lạm phát dưới 4%, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá đây là mức cao. “Ở đây có 2 câu chuyện. Thứ nhất, sang năm tính theo GDP mới, GDP mới điều chỉnh tăng đến 25,4% so với GDP hiện tại, như vậy mức nền tiếp tục cao. Thứ hai là đồ đoán về tình hình, đặc biệt là dịch Covid-19 rất khó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chắc phải kéo dài 2-3 năm khó khăn, cho nên vài năm tới phải tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” để tập trung cho an sinh, tập trung cho đầu tư phát triển, ổn định vĩ mô, không thể nói một chốc một lát cất cánh được ngay. Tôi thấy những điều này phải tính toán kỹ”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định.
Từ những phân tích trên, Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án thận trọng, đề nghị tăng thu ngân sách năm 2021 chỉ 5-7%, với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5%. Đây cũng là kinh nghiệm, năm 2012, 2013, 2014 khi kinh tế lên, sau một thời gian phục hồi thì tăng thu nội địa chỉ ngang bằng GDP danh nghĩa, nghĩa là GDP cộng với lạm phát. Kỳ này chắc chắn câu chuyện sẽ lặp lại.
“Mình nói kinh tế đi lên nhưng cả diện rộng Việt Nam có tới 93-94% là DN nhỏ và siêu nhỏ nên phải có thời gian dài. Chúng tôi cho rằng kinh tế có thể còn khó khăn vài ba năm tới. Để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, Bộ Tài chính đã chủ động trong xây dựng phương án, đề xuất các cấp, đưa bội chi năm 2021 tăng thêm 109.000 tỷ đồng cho đầu tư. Bội chi chỉ là cho đầu tư chứ không có chi thường xuyên. Dự toán năm 2021 vẫn tiếp tục bố trí tăng chi cho đầu tư phát triển, tỷ lệ lên mức 28,3% dự toán là mức cao nhất từ trước đến nay”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK