“Quẳng gánh lo” dịch bệnh, doanh nghiệp quyết vươn lên
Các DN đều đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Ảnh: H.Dịu. |
“Chiến đấu” ngay trong thời gian dịch
Mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhưng lợi nhuận của các DN đã ảnh hưởng đáng kể. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính đến đầu tháng 5/2020, đã có 955 DN niêm yết trên HSX, HNX và UPCoM công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020, chiếm 94,41% tổng vốn hóa trên sàn. Trong đó, có 359 DN báo lãi, chiếm 37,59%. Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Vinhomes với 7.645 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với 4.182 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) với 2.776 tỷ đồng… Các chuyên gia của BVSC cho rằng, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến cho kết quả kinh doanh của DN niêm yết bị tác động mạnh ngay trong quý đầu tiên của năm 2020.
Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh từ tháng 5. Với các DN, dù lớn hay nhỏ, dù bị ảnh hưởng ít hay nhiều từ dịch bệnh, nhưng với cơ hội mở ra thì không thể “khoanh tay” đứng nhìn lợi nhuận đi xuống, đã nỗ lực để cải thiện doanh thu cũng như tận dụng mọi thời cơ để chống đỡ những tác động tiêu cực, vì sự phát triển chung cho cả năm 2020.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food cho biết, dịch bệnh kéo dài khiến nguồn cung từ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng nhưng khách hàng Nhật Bản tăng đơn đặt hàng. Sài Gòn Food đã cung cấp hơn 50 mặt hàng đông lạnh cao cấp cho thị trường khó tính Nhật Bản.
Kỳ vọng kết quả cuối năm thắng lợi
Đánh giá về năm 2020, lãnh đạo Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận định, tình hình biến chuyển rất nhanh, hoạt động kinh doanh của đơn vị còn ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường thế giới, diễn biến dịch bệnh. Theo đó, hiện PNJ đang tập trung và tăng tốc thực hiện các dự án "F5 – Refresh – Nhấn nút tái tạo" để tối ưu hóa hiệu quả vận hành và tạo ra lực đẩy mới trong vận hành. PNJ chú trọng chuẩn bị kế hoạch sản phẩm, bộ sưu tập, dòng sản phẩm và các chương trình marketing mới cho giai đoạn phục hồi, như liên tiếp khai trương các cửa hàng mới để tăng cường tiếp cận vào phân khúc khách hàng trong nước.
Cũng nhận định tình hình còn khó khăn, bà Lê Thị Thanh Lâm cho rằng, những hậu quả sau dịch bệnh không chỉ là những bộc lộ trước mắt mà sẽ còn rất nhiều hậu quả trầm trọng khác. Do đó, dù theo kế hoạch năm 2020 sẽ triển khai hai dự án mới, nhưng trong tình hình mới thì Sài Gòn Food đã quyết định dừng lại để tập trung vào thế mạnh sẵn có lâu nay và tăng cường nguồn lực để củng cố và đẩy mạnh. Theo đó, ban lãnh đạo của Sài Gòn Food đã có chỉ đạo rà soát lại bộ máy, hệ thống quản lý và tái cấu trúc để ngày càng linh hoạt và hiệu quả hơn, cải tiến các quy trình vận hành, rà soát cắt giảm chi phí, sẵn sàng cắt lỗ những mảng kinh doanh chưa hiệu quả…
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã được triển khai, giúp DN tăng thêm cơ hội kết nối, giao thương. Ảnh: H.Dịu. |
Cũng với mục tiêu hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu kinh doanh cả năm 2020, nhưng theo lãnh đạo Công ty Cổ phần May 10, các DN phải phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ và sử dụng dịch vụ của nhau để cùng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hậu Covid-19. Cụ thể như, thúc đẩy mối liên kết với các DN trong khối để cung cấp các sản phẩm thành một chuỗi trọn gói; liên kết với các tập đoàn lớn như điện lực, than khoáng sản, hàng không, logistics để cung cấp các giải pháp và cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau nhằm gia tăng giá trị và doanh số cho các DN cùng ngành; liên kết để cùng nghiên cứu phát triển các nguồn nguyên liệu mới, các dòng sản phẩm mới mang tính đặc trưng riêng, phục vụ những phân khúc khách hàng riêng nhằm nâng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm dịch vụ và tính cạnh tranh của ngành…
Có thể thấy, vấn đề liên kết giữa các DN đang được nói tới nhiều hơn bao giờ hết với những nỗ lực để đẩy mạnh, để cùng nhau phát triển cho những tháng cuối năm. Không những thế, điều đáng mừng là các DN còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, từ tài chính cho đến các hoạt động xúc tiến thương mại để tăng thêm “sức mạnh” phục hồi. Chính từ những nỗ lực này đã giúp Chính phủ càng quyết tâm kiên định thực hiện “mục tiêu kép” là phòng chống dịch và tăng trưởng kinh tế. Quan điểm “Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức; phải biến khó khăn, thách thức thành cơ hội” của Chính phủ cũng chính là tâm thế của cộng đồng DN hiện nay. Dẫu biết khó khăn còn nhiều, nhưng với sự đồng lòng, chung sức thì vẫn có thể đưa tăng trưởng năm 2020 của các DN nói riêng, nền kinh tế nói chung ở mức khả quan.
Ông Grant Dennis, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty TNHH PwC Việt Nam: DN cần tận dụng khả năng thích ứng nhanh nhạy Việt Nam cần tận dụng lợi thế là một trong số quốc gia đầu tiên mở cửa lại nền kinh tế làm nền tảng vươn lên và xây dựng chiến lược thích ứng chủ động. Đây là thời điểm đòi hỏi các DN phải có cái nhìn rõ nét hơn về chuỗi cung ứng, và đặt ra câu hỏi làm thế nào để xây dựng chiến lược thích ứng dài hạn cho DN. Cuộc khủng hoảng lần này đã mang đến những bài học kinh nghiệm quý giá, các DN cần tận dụng khả năng thích ứng nhanh nhạy mà họ đã xây dựng được. Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Đánh giá tình hình một cách chiến lược và từ đó linh hoạt điều chỉnh chuỗi cung ứng có thể sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài cho DN. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM: Cần thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ Trong hoàn cảnh khó khăn từ dịch Covid-19, các DN thực phẩm đã có những sáng kiến rất hay, tạo sức lan tỏa đến DN khác. Nhiều DN đã nghiên cứu đưa nguyên vật liệu mới vào sản xuất với nỗ lực giúp Việt Nam đứng vững, đồng thời gia tăng giá trị cho nông nghiệp địa phương. Tuy vậy, để tạo đà cho DN tiếp tục phát triển sau dịch, đặc biệt là tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước thì cần thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ DN. Hiện nay, gói tín dụng hỗ trợ cho các DN chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 được Chính phủ quyết định là 300.000 tỷ đồng đã được triển khai và một số DN đã được tiếp cận, song con số đó chưa tương xứng với thực tế. Nhiều DN đang rất khó khăn cần được hỗ trợ nhưng vẫn chưa tiếp cận được các hỗ trợ. Lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm đang là nơi rất cần hấp thụ được vốn để gia tăng sản xuất, trong khi đó vì dịch bệnh nên khách hàng muốn trả chậm, nông dân, nhà cung cấp muốn lấy tiền ngay, nhưng các ngân hàng lại đang lúng túng triển khai các chính sách mới. Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Hà Nội: Phải liên kết thành chuỗi Sau đại dịch, thế giới thay đổi về mọi mặt trong đó có nhu cầu du lịch của con người. Để ứng phó với tình hình trên thì ngành du lịch phải thay đổi chiến lược kinh doanh, tái cấu trúc các sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp du lịch phải đảm bảo 3 yêu cầu cần thiết của du khách là: an toàn; sản phẩm đa dạng, chất lượng; giá cả hợp lý. Trong khi chờ tình hình kinh tế thế giới ổn định để đón khách ngoại thì chúng ta phải xây dựng kế hoạch đón khách nội địa là chính. Vì thế, tình hình này buộc các DN phải giảm giá thành hoặc tăng sản phẩm du lịch và bắt buộc phải liên kết hợp tác với nhau về sản phẩm và cơ chế giá để phục vụ các yêu cầu của khách hàng, nếu làm đơn lẻ thì không thể đáp ứng được. Như vậy, tạo thành liên kết chuỗi là sự sống còn của ngành du lịch hơn lúc nào hết. Thu Hương (ghi) |
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
Tháo gỡ điểm nghẽn
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK