Quan niệm sở hữu ngà voi, sừng tê giác để thể hiện sự giàu có không phù hợp với lối sống văn minh
Xét xử đối tượng liên quan đến 2 vụ vận chuyển ngà voi, sừng tê giác tại Đà Nẵng | |
Thu giữ nửa tấn hàng nghi là ngà voi, sừng tê giác | |
Khó xử lí hình sự đối tượng buôn lậu ngà voi, sừng tê giác |
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đống EVN. |
Xin bà cho biết vì sao vấn nạn buôn bán ngà voi và sản phẩm ĐVHD ở Việt Nam vẫn có diễn biến phức tạp?
- Thời gian qua, ENV tiếp tục ghi nhận nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ngà voi và các sản phẩm ĐVHD quy mô lớn tại Việt Nam, cho thấy tính chất phức tạp của hiện tượng này. Trên thực tế, với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đã và đang trở thành mắt xích quan trọng trong hoạt động buôn bán ĐVHD của các tổ chức tội phạm quốc tế. Thậm chí, đã hình thành nên những đường dây lớn do các đối tượng người Việt Nam cầm đầu, chuyên vận chuyển, buôn bán khối lượng lớn các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm từ nước ngoài về Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ lợi nhuận. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lợi nhuận từ hoạt động buôn bán ĐVHD hay tội phạm môi trường nói chung chỉ đứng sau hoạt động buôn bán ma túy, buôn bán người và buôn bán hàng giả.
Ví dụ, có thời điểm (trên thị trường bất hợp pháp), 1 kg ngà voi mua ở châu Phi chỉ có giá khoảng 50 USD (tương đương hơn 1 triệu đồng). Nhưng khi đưa ra thị trường tiêu thụ giá có thể lên đến 2.000 USD/kg (tương đương khoảng 50 triệu đồng), lợi nhuận gấp đến 50 lần.
Lý do thứ hai là rủi ro từ hoạt động vận chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép ở Việt Nam vẫn còn thấp. Hiện nay, chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm về buôn bán động thực, vật hoang dã đã được ban hành khá đầy đủ và phù hợp. Trên thực tế, lực lượng chức năng, nhất là cơ quan Hải quan đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm, thu giữ hàng tấn ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê bị vận chuyển trái phép từ châu Phi về Việt Nam. Theo ghi nhận từ Cơ sở dữ liệu của ENV, từ năm 2018 đến nay, chỉ tính riêng ngà voi và vảy tê tê, các cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ khoảng 70 tấn tang vật tại các khu vực cảng biển. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một đối tượng liên quan đến hoạt động nhập lậu nửa tấn ngà voi, 6 tấn vảy tê tê, 3 tấn xương sư tử và 138 kg sừng tê giác ở Đà Nẵng đã bị đưa ra xét xử. Điều đáng nói là đối tượng này cũng chưa phải là đối tượng chủ mưu mà có lẽ chỉ là người được thuê để “đứng tên” thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu…
Với lợi nhuận cao và rủi ro bị bắt giữ, xử lý còn thấp, sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động giao thương quốc tế trở lại bình thường, các đối tượng tội phạm xuyên quốc gia sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh việc buôn bán ngà voi, ĐVHD như những trường hợp vừa được phát hiện gần đây tại Hải Phòng.
Hiện nay vẫn có nhiều thông tin lan truyền không chính thức về tác dụng của các sản phẩm ĐVHD, theo bà, sừng tê giác, vảy tê tê hay ngà voi… liệu có tác dụng như đồn đoán và thường được sử dụng vào mục đích gì?
- Theo quan niệm của một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, sừng tê giác, vảy tê tê được sử dụng trong một số bài thuốc đông y. Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng điều trị bệnh của các sản phẩm này.
Trong khi đó, ngà voi thường được sử dụng vào mục đích làm hàng thủ công mĩ nghệ và đồ phong thủy.
Ngoài ra, việc sở hữu các sản phẩm động vật hoang dã còn được thể hiện độ giàu có, sự chịu chơi của một số đại gia…
Tuy nhiên, tất cả những quan niệm, suy nghĩ như đề cập ở trên là không còn phù hợp với lối sống văn minh, hội nhập hiện tại và là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng buôn bán ĐVHD còn diễn biến phức tạp.
Theo bà, Việt Nam cần làm gì để có thể đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả đối với nạn buôn bán động vật, sản phẩm ĐVHD xuyên quốc gia?
- Để đấu tranh hiệu quả với các đường dây buôn lậu ĐVHD quốc tế, theo tôi, các cơ quan chức năng cần thể hiện quyết tâm cao độ, tăng cường công tác điều tra, triệt phá các đường dây và đối tượng cầm đầu các đường dây đang vận chuyển hàng tấn ĐVHD trái phép về Việt Nam.
Để làm được điều này, việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế (đặc biệt là ở các quốc gia nguồn đóng vai trò quan trọng). Bên cạnh đó, việc xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD lớn cũng rất cần thiết để đảm bảo tính răn đe.
Như đề cập ở trên, quy định của pháp luật đã cơ bản hoàn chỉnh và chúng ta cần phải áp dụng hiệu quả các quy định này để xử lý các đối tượng đóng vai trò quan trọng trong các đường dây buôn bán ĐVHD lớn thì mới có thể đáp ứng được kỳ vọng.
Ngoài ra, cũng cần thiết tăng cường tuyên truyền để người dân không sử dụng, không mua bán, không tiếp tay cho các đối tượng buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép.
Xin cảm ơn bà!
Việt Nam là đích đến hay chỉ là điểm trung chuyển? Bà Bùi Thị Hà: Tùy vào từng sản phẩm ĐVHD mà Việt Nam có thể được xác định là thị trường tiêu thụ hoặc là điểm trung chuyển. Ví dụ, liên quan đến hổ hoặc sản phẩm từ hổ có thể xem nước ta là một trong những thị trường tiêu thụ chính. Tuy nhiên, với các mặt hàng như ngà voi hay vảy tê tê… tuy nhu cầu tiêu thụ ở Việt Nam cũng dần nhiều hơn nhưng vai trò chính yếu của Việt Nam đối với các sản phẩm này vẫn là một quốc gia trung chuyển đi nước thứ 3 tiêu thụ.
|
Lực lượng Hải quan giữ vai trò nòng cốt trong chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã Bà Bùi Thị Hà: Những năm qua lực lượng Hải quan đóng vai trò nòng cốt và đã kịp thời phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập lậu ngà voi, vảy tê tê, sừng tê giác từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng với lực lượng Hải quan để có thể nâng cao hiệu quả điều tra truy tố, xét xử được các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, giúp ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam.
|
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
19:07 | 05/11/2024 Photos
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
17:04 | 05/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 700.000 lít dầu DO trái phép
15:41 | 05/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
14:42 | 05/11/2024 An ninh XNK
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
13:15 | 05/11/2024 An ninh XNK
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
09:21 | 05/11/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc người nước ngoài
16:27 | 04/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Ngăn chặn vận chuyển giống vật nuôi nhập lậu
16:11 | 04/11/2024 An ninh XNK
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK