Facebook Twitter youtube Tiktok

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Nghiên cứu nội dung trên trong Báo cáo Chính trị có thể thấy rằng chính sách đối ngoại Đại hội XIII của Việt Nam về cơ bản không thay đổi, là sự tiếp nối và kế thừa từ Đại hội VI, Đại hội VII.
Đối ngoại góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII
Thông báo kết quả Đại hội XIII của Đảng tới các đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế
Đại hội Đảng XIII là một trong những Đại hội thành công nhất
Đại hội Đảng XIII chọn được những người xuất sắc nhất lãnh đạo đất nước
Quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng, quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội XIII sẽ dựa trên chính sách:

- Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

- Đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương.

- Chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc (LHQ), APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể.

- Coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng.

- Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.

- Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy.

- Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc.

- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

- Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết.

Việc triển khai chính sách đối ngoại được xác định là dựa trên ba trụ cột, gồm đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nếu nhìn nền ngoại giao Việt Nam như một mặt trận thống nhất, có thể kể thêm các loại hình ngoại giao khác như: ngoại giao chính trị, ngoại giao quốc phòng, ngoại giao nghị viện, ngoại giao văn hóa, và ngoại giao kinh tế. Trong hoàn cảnh và thể chế chính trị của Việt Nam, dù có cách gọi khác nhau và các kênh đối ngoại khác nhau, song mọi hoạt động đối ngoại đều đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Nghiên cứu nội dung trên trong Báo cáo Chính trị có thể thấy rằng chính sách đối ngoại Đại hội XIII của Việt Nam về cơ bản không thay đổi, là sự tiếp nối và kế thừa từ Đại hội VI, Đại hội VII với chủ trương “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại”, và đặc biệt là chính sách đối ngoại Đại hội XII (2016). Có thể tổng hợp lại một số điểm chính trong chính sách đối ngoại Đại hội XIII như sau:

Thứ nhất, nhấn mạnh đến cả đối ngoại song phương và ngoại giao đa phương. Với đối ngoại song phương, chủ trương là tiếp tục “chú trọng” và “làm sâu sắc” các mối quan hệ, trong đó thứ tự ưu tiên vẫn là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, và các đối tác quan trọng khác. Với ngoại giao đa phương, chủ trương là “chủ động” và “tích cực” với thứ tự ưu tiên là ASEAN, LHQ, EU, APEC, ASEM, Francophonie, Phong trào Không liên kết, các cơ chế Tiểu vùng Mê Công, và các cơ chế khác có tầm quan trọng chiến lược.

Thứ hai, chỉ rõ các cơ chế đa phương mà ngoại giao Việt Nam sẽ hướng tới như ASEAN, UN, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công, các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế khác, các cơ chế có tầm quan trọng chiến lược… So với phần này trong Báo cáo Chính trị Đại hội XII, Dự thảo Báo cáo Chính trị nói đầy đủ và cụ thể hơn. Điều này tạo nhận thức về sự linh hoạt và cách tiếp cận mở hơn trong ngoại giao đa phương của Việt Nam.

Thứ ba, nhấn mạnh việc nâng tầm đối ngoại đa phương. Đây là điểm mới trong Dự thảo Báo cáo Chính trị, nhưng là việc khẳng định Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030” (2018).

Thứ tư, liên quan đến các vấn đề Biển Đông, Dự thảo Báo cáo Chính trị nói cụ thể hơn về phạm vi, như: “giải quyết các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là [nhấn mạnh] Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982”. Báo cáo Chính trị Đại hội XVII chỉ nói chung là “giải quyết các vấn đề trên biển…”.

Về phạm vi quan hệ đối ngoại, cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 trên 193 nước thành viên của LHQ, trong đó đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và đối tác toàn diện với 13 nước; đặc biệt với Nga và Ấn Độ là đối tác chiến lược toàn diện, với Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, với Nhật Bản là đối tác chiến lược toàn diện sâu rộng.

Ngoài ra, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế; đã ký 15 hiệp định tự do, trong đó Hiệp định tự do thương mại song phương Việt - Anh và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực là những hiệp định tự do mới nhất.

Có thể thấy, cho đến nay quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã khá sâu và rộng với nhiều tầng nấc, lợi ích đan xen. Việc thúc đẩy quan hệ đi vào chiều sâu, khai thác hết tiềm năng của từng quan hệ này sẽ tạo ra bức tranh hoạt động đối ngoại nhộn nhịp của Việt Nam.

Trong phần này, bài viết sẽ bàn và phân tích về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương có chọn lọc. Trên bình diện song phương, bài viết sẽ tập trung vào quan hệ của Việt Nam với 5 nước, gồm: Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Australia, và Trung Quốc. Trên bình diện đa phương, sẽ tập trung vào quan hệ của Việt Nam với ASEAN.

Quan hệ song phương

Cả năm nước - Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Australia, và Trung Quốc - đều có tầm quan trọng với Việt Nam về mặt an ninh và chiến lược. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước này thế nào sau Đại hội XIII trước hết dựa trên nền tảng đã phát triển trong thời gian qua, và những cân nhắc lợi ích chiến lược trong thời gian tới của cả hai bên.

Nhật Bản

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 9 năm 1973, quan hệ hai nước ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu trên nhiều phương diện, đặc biệt là có sự tin cậy chính trị cao. Quan hệ ngoại giao hai nước không ngừng được nâng cấp theo thời gian: Đối tác tin cậy và ổn định lâu dài (2002); Hướng tới quan hệ chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (2006); Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (2009), và Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (2014).

Kim ngạnh thương mại hai chiều đạt 40 tỉ USD, và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Hiện tại, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai trong số 138 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Rất nhiều công ty của Nhật Bản đã chuyển cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sự cạnh tranh ảnh hưởng của Nhật - Trung trong khu vực, và việc Nhật Bản muốn thoát và giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm trong chuyến công du nước ngoài của ông ngay sau khi mới được bầu làm Thủ tướng. Điều đáng chú ý là người tiền nhiệm của ông, Shinzo Abe, cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm sau khi ông trở lại nắm cương vị Thủ tướng lần hai (2013). Khi hội đàm và tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Suga khẳng định hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược như vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, và Nhật Bản xem Việt Nam là đối tác quan trọng để đạt được mục tiêu Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở của Nhật Bản được ông Suga công bố trong bài phát biểu với sinh viên tại Đại học Việt - Nhật.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Quan hệ quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Nhật Bản có bước mở rộng đáng kể và thực chất. Tháng 7/2020, Nhật Bản đã cấp khoản tín dụng trị giá 36,6 tỉ yên (tương đương 347 triệu đô la) để giúp Việt Nam nâng cao năng lực an toàn và an ninh hàng hải, trong đó bao gồm cả việc đóng mới 6 tàu tuần tra. Trong chuyến thăm Việt Nam, hai nước đã ký hiệp định về việc Nhật Bản đồng ý chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam.

Với những thỏa thuật đã đạt được trong thời gian qua, tình hình chính trị ổn định ở cả hai nước, có thể tin rằng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới sẽ tiếp tục đà tốt đẹp như hiện nay. Có một vài yếu tố để có thể đặt niềm tin vào mối quan hệ tốt đẹp này. Một là, sự tin cậy chính trị đã được xây dựng và vững chắc giữa hai nước. Hai là, cả hai nước đều chia sẻ mối quan tâm chung về vấn đề an ninh trong khu vực, vấn đề lợi ích trên Biển Đông, và về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, mở, hòa bình và thịnh vượng. Nhật Bản đặc biệt muốn thúc đẩy và hiện thực hóa Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mở và Tự do, xem đó như là chiến lược tạo ảnh hưởng của Nhật Bản, đồng thời xây dựng được liên minh cùng chí hướng ứng phó với mối đe dọa và thách thức về an ninh trong khu vực. Vị trí địa chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông và rộng ra là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc hiện thực hóa Tầm nhìn này của Nhật Bản. Thứ ba, quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo hai nước tiếp tục được duy trì với sự tin cậy cao. Đây là yếu tố quan trọng trong văn hóa ngoại giao đối với các nước thuộc nền văn hóa Đông Á.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Hoa Kỳ

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kỷ niệm này, nhưng vẫn không ngăn cản được đà xu hướng phát triển chung trong quan hệ hai nước với nhiều lợi ích chiến lược cùng chia sẻ.

Nhìn lại chặng đường 25 năm, sự tiến bộ trong quan hệ giữa hai nước cựu thù là điều mà ngay cả những nhà ngoại giao kỳ cựu hai nước cũng không thể tin, hình dung ra khi hai nước mới bình thường hóa quan hệ. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton năm 2000 đánh dấu nhiều ý nghĩa, và được tiếp nối bởi các tổng thống Mỹ: George W Bush (2006), Barrack Obama (2016), và Donald Trump (2017, 2019). Về phía Việt Nam, nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cũng lần lượt thăm chính thức Mỹ: các Thủ tướng Phan Văn Khải (2005) và Nguyễn Tấn Dũng (2008), các Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2007) và Trương Tấn Sang (2013), và đặc biệt là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2015).

Trong quan hệ Việt Nam - Mỹ, quan hệ kinh tế-thương mại luôn đi trước và nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien tháng 11/2020 rằng hợp tác trong lĩnh vực thương mại là động lực trong quan hệ song phương. Quan hệ quốc phòng và an ninh được xem như là kênh khẳng định và củng cố niềm tin giữa hai bên. Một điều trùng hợp ngay trong tháng đầu năm 2021 là Mỹ có Tổng thống và chính quyền mới; Việt Nam có Đại hội Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới và các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đảng và nhà nước. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho quan hệ hai nước.

Thuận lợi trước và trên hết là Tổng thống Joe Biden không phải là người xa lạ với Việt Nam. Ông từng có 8 năm là Phó Tổng thống Mỹ trong chính quyền của Tổng thống Barrack Obama (2009-2017), trong đó đã hai lần tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thăm Mỹ (2013 và 2015). Đặc biệt, trong chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2015), ông Biden khi đó đã thay mặt Tổng thống Barrack Obama mở tiệc chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Việt Nam. Trong bài phát biểu chào mừng tại buổi chiêu đãi, ông Biden đã mượn hai câu Kiều để diễn tả mối quan hệ duyên số, tươi sáng và lạc quan Việt-Mỹ, đó là:

“Trời còn để có hôm nay,

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”

Hơn nữa, trong số các quan chức chủ chốt trong chính quyền của Tổng thống Biden, có một vài người cũng đã từng phục vụ trong chính quyền của Tổng thống Obama như Ngoại trưởng (đang chờ Thượng viện Mỹ phê chuẩn) Antony Blinken, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, cố vấn Nhà trắng phụ trách các vấn đề châu Á Kurt Campbell, và cố vấn phụ trách chống biến đổi khí hậu John Kerry - cựu Ngoại trưởng - là những người từng đóng vai trò then chốt trong định hình chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama và đều ủng hộ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách “xoay trục sang châu Á” trước đây và Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện nay.

Tuy nhiên, thách thức đầu tiên đặt ra là chính quyền mới của Mỹ sẽ cần một thời gian nhất định để đưa quan hệ với các đối tác, trong đó có Việt Nam, ổn định theo cách tiếp cận mới của họ. Và vì thế sẽ có thể có một khoảng trầm trong thời gian này giữa quan hệ Việt Nam - Mỹ.

Thách thức thứ hai là chính quyền mới của Mỹ có thể sẽ tiếp tục áp lực với Việt Nam về giảm thâm hụt thương mại song phương. Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống Trump đã để lại một di sản mà chính quyền mới khó có thể bỏ qua là kết luận của cơ quan Đại diện thương mại Mỹ về việc Việt Nam có hành động thương mại không công bằng và phản ứng với việc này có thể là áp lệnh thuế trừng phạt. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm và chưa rõ cách tiếp cận xử lý vấn đề này của chính quyền Tổng thống Biden như thế nào.

Thách thức thứ ba là theo truyền thống, các chính quyền do đảng Dân chủ cầm quyền sẽ chú trọng đến vấn đề dân chủ - nhân quyền. Ông Kurt Campbell là người nổi tiếng là cứng rắn trong vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, cần hiểu rằng dù chính quyền do đảng nào lên cầm quyền ở Mỹ thì vấn đề dân chủ - nhân quyền luôn là một trong ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ, gồm: lợi ích kinh tế, lợi ích địa chiến lược, và dân chủ-nhân quyền. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà Mỹ sẽ ưu tiên thực hiện ba trụ cột này. Hiện tại trong quan hệ với Việt Nam, hai trụ cột đầu tiên nổi trội hơn cả. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chính quyền của ông Biden sẽ bỏ qua trụ cột thứ ba. Dù sao, để không tổn hại đến quan hệ hai nước, cần xử lý khéo vấn đề này không chỉ trong năm 2021 mà cho cả nhiệm kỳ 4 năm tới.

Ấn Độ

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là quan hệ truyền thống; từng bước được phát triển và củng cố bằng khuôn khổ Đối tác Chiến lược (2007) và Đối tác Chiến lược Toàn diện (2016). Kim ngạnh thương mại hai nước cũng ngày càng tăng, từ 72 triệu đô la (1995) lên 10,7 tỉ đô la (2018). Đầu năm 2020, hai nước đã mở các chuyến bay trực tiếp đến các thành phố của nhau, và mới đây Việt Nam đã nhập khẩu gạo của Ấn Độ sau nhiều thập kỷ.

Quan hệ quốc phòng và an ninh giữa hai nước ngày càng được tăng cường, và được xem như là một trụ cột trong quan hệ song phương. Hai nước chia sẻ nhiều quan điểm chung về vấn đề Biển Đông và an ninh khu vực. Trong năm 2020, tuy bị ảnh hưởng bởi Covid-19, song hai nước vẫn tổ chức hội đàm trực tuyến giữa Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, và Thủ tướng hai nước. Cuối năm 2020, hai nước tổ chức tập trận “dẫn dắt” (passage exercise) giữa hải quân hai nước trong vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông.

Nhìn chung, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định và được mở rộng trên cả lĩnh vực kinh tế, thương mại và hợp tác quốc phòng-an ninh. Ngoài ra, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng sẽ phát triển phù hợp với khuôn khổ chính sách “Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Australia

Việt Nam và Australia đã nâng cấp quan hệ từ Đối tác Toàn diện (2009), Đối tác Toàn diện Tăng cường (2015) lên Đối tác Chiến lược (2018). Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973), trải qua 45 năm, quan hệ song phương có những bước phát triển cả về thương mại và đầu tư, hợp tác quốc phòng và an ninh. Thương mại hai chiều đạt hơn 10 tỉ đô la (2017), trong đó Australia là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại thứ 15 của Australia. Đầu tư của Australia vào Việt Nam hiện đứng thứ 20 trong số 138 nhà đầu tư ở Việt Nam. Từ năm 2018, hai nước thiết lập cơ chế Hội nghị Đối tác Kinh tế hằng năm.

Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hai nước đã thiết lập nhiều cơ chế đối thoại và hợp tác; ký Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng từ năm 2010; Đối thoại Quốc phòng từ 2001 và Đối ngoại Bộ trưởng Quốc phòng thường niên từ 2013; Đối thoại An ninh cấp thứ trưởng hằng năm từ 2018, và Tuyên bố Tầm nhìn chung về thúc đẩy hợp tác quốc phòng, nâng cao hợp tác an ninh hàng hải và hoạt động gìn giữ hòa bình (2018)

Tuy quan hệ song phương hai nước phát triển tốt đẹp và ấn tượng trong thời gian qua, song những con số cho thấy sự phát triển này còn khiêm tốn so với thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam và xấp xỉ 25 triệu dân của Australia. Trong cuộc điện đàm đầu năm 2021 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Scott Morrison, Thủ tướng Morrison bày tỏ mong muốn hai nước nâng cấp lên thành quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Điều này cho thấy mong muốn của lãnh đạo Australia thúc đẩy quan hệ sâu rộng hơn với Việt Nam. Trên tinh thần đó, xét về tiềm năng và vị trí của Australia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, lợi ích chiến lược nhiều mặt, Việt Nam nên chủ động và tranh thủ thời cơ thuận lợi hiện nay để thúc đẩy quan hệ mật thiết hơn với Australia.

Trung Quốc

So với quan hệ với bốn nước ở trên, quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc luôn phức tạp, nhưng có ý nghĩa chiến lược nhất với Việt Nam.

Quan hệ hai nước không ngừng được nâng cấp từ năm 1991 cho đến nay: Đối tác Chiến lược (2008), Đối tác chiến lược toàn diện (2009), và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2013). Hai nước cũng định ra các phương châm và khuôn khổ hợp tác song phương: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai (1999); láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt (2005), và khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2013).

Đây là những phương châm và khuôn khổ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy, duy trì ổn định quan hệ hai nước. Mặc dù vậy, việc triển khai và hiện thực hóa các phương châm và khuôn khổ này cần phải linh hoạt, chủ động và cần đặt trong bối cảnh thực tế tình hình mới.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc. Hai năm liên tiếp (2019, 2020), kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, Việt Nam luôn chịu thâm hụt thương mại. Đây là điều cần phải được xem xét và điều chỉnh.

Nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, trong quan hệ hai nước hiện nay, vấn đề biên giới và lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, luôn là yếu tố bẩt ổn và thách thức lớn nhất. Quan điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là luôn coi trọng và ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới, trong đó có Trung Quốc. Vì thế, trong thời gian tới, sự ổn định và phát triển quan hệ hai nước tới đâu sẽ phụ thuộc vào cách xử lý vấn đề biên giới lãnh thổ và Biển Đông của hai nước.

Ngoại giao đa phương

Ngoại giao đa phương ở đây là nói đến sự tham gia của Việt Nam vào các cơ chế, tổ chức, và phong trào có phạm vi khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã tham gia và là thành viên của rất nhiều cơ chế đa phương này. Trong phạm vi phần này, bài viết chỉ bàn về quan hệ của Việt Nam với ASEAN.

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 8 tháng 7 năm 1995. Năm 2020 đánh dấu 25 năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức khu vực này. Ở mức độ nào đó có thể nói rằng sự gia nhập ASEAN của Việt Nam đã có tác động tới việc Campuchia, Lào, và Myanmar gia nhập ASEAN sau đó để hoàn thành giấc mơ của các nhà sáng lập tổ chức là tập hợp tất cả 10 nước Đông Nam Á vào ASEAN.

ASEAN có vị trí cực kỳ quan trọng, như một vành đai an ninh trực tiếp đối với Việt Nam. Chính vì vậy, không gì ngạc nhiên khi ASEAN luôn được coi trọng và là ưu tiên trong báo cáo chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong hai nhiệm kỳ vừa qua. Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XVIII lần này cũng nhấn mạnh vị trí và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của việt Nam đối với ASEAN.

Trong quan hệ với ASEAN, tư duy chiến lược và cách tiếp cận luôn được điều chỉnh theo thời gian, phù hợp với nhu cầu và lợi ích chiến lược của đất nước. Chính sách của Việt Nam đã đi từ “thêm bạn, bớt thù”, “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế”, “chuyển từ đối đầu sang đối thoại”, và “chủ động, tích cực và hợp tác có trách nhiệm với các nước thành viên ASEAN để xây dựng cộng đồng vững mạnh”.

Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN, đó là năm 2010 và 2020. Trong năm 2020, dưới tác động của Covid-19, Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN vượt qua những thách thức để không những duy trì sự gắn kết mà còn đạt được những phát triển mới, cả về hợp tác nội khối và quan hệ đối ngoại của khối với các đối tác bên ngoài. Những con số ấn tượng như: hơn 500 cuộc họp trực tuyến, hơn 80 văn kiện được ký kết, tất cả các cuộc họp cấp cao của ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác vẫn được duy trì và diễn ra thành công với những tuyên bố hài lòng tất cả các bên. Ngoài ra, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, vị thế và tiếng nói của ASEAN không chỉ giới hạn trong khu vực mà còn được nâng lên cấp độ toàn cầu khi thúc đẩy đối thoại và hợp tác với LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đã thành công trong việc tạo được tiếng nói chung của khối về vấn đề Biển Đông khi trong các Tuyên bố của Chủ tịch Cấp cao ASEAN đều nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982 trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Nhìn lại chặng đường 25 năm qua và hướng đến 5 năm và xa hơn là 25 năm tới, ASEAN vẫn sẽ luôn quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Và đó cũng là thách thức đặt ra đối với Việt Nam là làm sao góp phần duy trì được sự đoàn kết trong khối, không để lợi ích quốc gia của từng nước thành viên ảnh hưởng đến tiếng nói chung và đồng thuận của cả khối trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, vấn đề an ninh trong khu vực. Bởi bất kỳ sự mất đoàn kết nào trong khối thì lợi ích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trước hết. Nói như vậy để thấy rằng, Việt Nam không chỉ xem quan hệ với ASEAN là mối quan hệ chiến lược, và cần phải có quan hệ chiến lược với từng nước thành viên của ASEAN theo cách này hay cách khác.

Chính sách đối ngoại trong Dự thảo Báo cáo Chính trị về cơ bản là nhất quán và tiếp nối chính sách đối ngoại từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay, đặc biết là không có sự khác biệt nhiều so với chính sách đối ngoại của Đại hội XII. Có chăng, trong phương châm chỉ đạo, quan điểm thực hiện cụ thể hơn, đặc biệt nhấn mạnh hơn đến tính “chủ động và tích cực” trong quan hệ đối ngoại.

Nhìn chung, quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội XIII trên cả bình diện song phương và đa phương sẽ tiếp đà phát triển trong thời gian qua, đặc biệt trong năm 2020. Trên bình diện song phương, Covid-19 có thể sẽ vẫn tác động nhất định, đặc biệt việc triển khai (nếu có) các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam ra nước ngoài, hoặc đón các lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam, đến ít nhất nửa đầu 2021. Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc sẽ ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của cách tiếp cận của chính quyền mới ở Mỹ với Trung Quốc mà điều này có thể sẽ chưa thể biết rõ trong vòng ít nhất 6 tháng nữa vì chính quyền của ông Biden còn phải vướng bận và ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước trước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam một mặt chủ động tiếp cận và thúc đẩy quan hệ với chính quyền mới của Mỹ, mặt khác tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ với 3 nước: Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia, và các đối tác quan trọng khác.

Trên bình diện đa phương, trong năm 2021, Việt Nam sẽ hoàn thành nốt trọng trách vai trò là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN.

Thách thức ở phía trước đối với ngoại giao Việt Nam là không nhỏ, song phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vẫn sẽ là cẩm nang cho việc triển khai quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.

(Vov.vn)

Tin liên quan

Chủ tịch nước trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ

Chủ tịch nước trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp như ngày nay; từ cựu thù trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Văn kiện sao cho dễ hiểu, dễ nhớ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Văn kiện sao cho dễ hiểu, dễ nhớ

Người dân chỉ có thể đóng góp các ý kiến tâm huyết của mình nếu như họ thật sự hiểu lời lẽ của văn kiện.
Cảnh báo mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu cập nhật VssID

Cảnh báo mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu cập nhật VssID

(HQ Online) - Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa phát đi cảnh báo người dân về việc kẻ gian mạo danh cơ quan bảo hiểm yêu cầu người lao động cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID (bảo hiểm xã hội số).
Trả giá đắt vì xâm hại loài rùa

Trả giá đắt vì xâm hại loài rùa

(HQ Online) - Tòa án nhân dân huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa xét xử vụ án mua bán, tàng trữ và vận chuyển 4 quả trứng rùa xanh (tên thường gọi là vích).
Xuất hiện lỗ hổng trong an toàn lao động

Xuất hiện lỗ hổng trong an toàn lao động

(HQ Online) - Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra, cho thấy công tác đảm bảo an toàn trong quy trình lao động vẫn còn lỗ hổng. Điều này một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Nhu cầu đầu tư vàng tại Việt Nam tăng 12%, giá vàng SJC tăng kỷ lục

Nhu cầu đầu tư vàng tại Việt Nam tăng 12%, giá vàng SJC tăng kỷ lục

(HQ Online) - Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng thế giới trong quý 1/2024 cho biết, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng 12%, với tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca

Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca

Lễ mít tinh chính thức bắt đầu bằng 21 loạt pháo lễ trên nền nhạc quốc ca. Cùng lúc diễn ra lễ chào cờ, đội bay gồm 9 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ Quốc bay qua Lễ đài chính.
Việt Nam vươn lên trở thành nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam vươn lên trở thành nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuyên gia Cuba cho rằng, 70 năm kể từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, đất nước Việt Nam đã vươn lên từ tro tàn chiến tranh trở thành nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam

(HQ Online) - Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị thực hiện loạt biện pháp quản lý liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Nguyên nhân nào “đẩy” giá vé máy bay tăng cao?

Nguyên nhân nào “đẩy” giá vé máy bay tăng cao?

(HQ Online) - Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tình hình giá vé máy bay nội địa 4 tháng đầu năm 2024. Theo đó, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay (giá đã bao gồm thuế, phí) của các hãng HKVN đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên vẫn luôn bảo đảm nằm trong khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách theo quy định hiện hành.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Truyền thông Lào ca ngợi sự kiện lịch sử

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Truyền thông Lào ca ngợi sự kiện lịch sử

Trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn của Lào đã có các bài viết ca ngợi về Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để bảo đảm nguồn cải cách tiền lương

Tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để bảo đảm nguồn cải cách tiền lương

(HQ Online) - Để bảo đảm nguồn cho cải cách tiền lương, đại diện Bộ Nội vụ cho biết sẽ tiếp tục sắp xếp, tổ chức các bộ máy, cơ quan hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn; đồng thời tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế.
Yêu cầu tăng cường chuyển đổi số trong chỉ đạo điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ

Yêu cầu tăng cường chuyển đổi số trong chỉ đạo điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ

(HQ Online) - Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn, Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, giúp tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023.
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(HQ Online) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo cho chuyển đổi số ngân hàng

Lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo cho chuyển đổi số ngân hàng

Theo Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi số ngân hàng là một hành trình dài và trước mắt vẫn còn nhiều thách thức về công tác đảm bảo an ninh an toàn, bảo mật thông tin.
MEGASTORY: Phát triển hệ thống cảng biển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế

MEGASTORY: Phát triển hệ thống cảng biển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế

Sau hơn 25 năm thực hiện quy hoạch cảng biển, Việt Nam đã hình thành được một hệ thống cảng biển hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam.
Giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cải thiện

Giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cải thiện

Thị trường condotel Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức.
Phát triển hệ sinh thái, hướng tới “ngân hàng mở”

Phát triển hệ sinh thái, hướng tới “ngân hàng mở”

Xu hướng hạ tầng chung về “ngân hàng mở” ngày càng tăng, nên các ngân hàng trong nước cũng tích cực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu...
Hoa Kỳ chấm dứt điều tra đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Hoa Kỳ chấm dứt điều tra đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành thông báo chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Theo thống kê, công tác thu NSNN tháng 4 của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu

Ngày 8/5, Cục Hải quan Đà Nẵng tổ chức Lễ ký kết tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, ...
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 6.200 tỷ trong tháng 4

Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 6.200 tỷ trong tháng 4

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, hết tháng 4, Cục Hải quan Hải Phòng thu ngân sách được ...
Sở KH&ĐT Quảng Trị chia sẻ "Thủ tục hải quan các dự án đầu tư" trên trang thông tin điện tử

Sở KH&ĐT Quảng Trị chia sẻ "Thủ tục hải quan các dự án đầu tư" trên trang thông tin điện tử

Cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng trị có thêm một kênh thông tin quan trọng, tạo ...
Tìm chủ hơn 30 tấn hàng nhập khẩu qua đường hàng không

Tìm chủ hơn 30 tấn hàng nhập khẩu qua đường hàng không

Hơn 30 tấn hàng hóa các loại nhập khẩu qua đường hàng không từ năm 2023, nhưng đến nay chủ ...
Hải quan Lào Cai thu ngân sách tăng cao 47,2%

Hải quan Lào Cai thu ngân sách tăng cao 47,2%

Theo Cục Hải quan Lào Cai, từ đầu năm đến 2/5, toàn Cục thu ngân sách được 413,8 tỷ đồng, ...
Ngành Hải quan hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ngành Hải quan hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị triển khai tháng an toàn thực phẩm đảm bảo phù hợp ...
Xử phạt chủ cơ sở, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

Xử phạt chủ cơ sở, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

Xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T về hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh ...
Tiêu hủy hàng vi phạm trị giá gần 3 tỷ đồng

Tiêu hủy hàng vi phạm trị giá gần 3 tỷ đồng

Hơn 130 mặt hàng các loại nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không dán tem, không đảm ...
Phát hiện xe ô tô chở đường cát vi phạm, trị giá hơn 1 tỷ đồng

Phát hiện xe ô tô chở đường cát vi phạm, trị giá hơn 1 tỷ đồng

Kiểm tra xe ô tô tải đang dừng bên đường, lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở đầy ...
Lào Cai: Lực lượng liên ngành phối hợp xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật

Lào Cai: Lực lượng liên ngành phối hợp xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật

Các cơ quan, đơn vị của tỉnh Lào Cai tham gia ký kết gồm: Công an, Viện Kiểm sát nhân ...
Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Phối hợp với cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế các nước trong công tác chia sẻ thông tin, đảm ...
Thu giữ lượng lớn thuốc lá tại một cơ sở kinh doanh chuyển phát nhanh

Thu giữ lượng lớn thuốc lá tại một cơ sở kinh doanh chuyển phát nhanh

Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở chuyển phát đang có 18 chiếc máy hút thuốc lá điện tử, ...
Lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo cho chuyển đổi số ngân hàng

Lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo cho chuyển đổi số ngân hàng

Theo Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi số ngân hàng là một hành trình dài và trước mắt vẫn còn ...
Phát triển hệ sinh thái, hướng tới “ngân hàng mở”

Phát triển hệ sinh thái, hướng tới “ngân hàng mở”

Xu hướng hạ tầng chung về “ngân hàng mở” ngày càng tăng, nên các ngân hàng trong nước cũng tích ...
Chủ động cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc

Chủ động cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng các ...
Cảng Hải Phòng đề nghị được đầu tư tiếp bến cảng tại Lạch Huyện và Nam Đồ Sơn

Cảng Hải Phòng đề nghị được đầu tư tiếp bến cảng tại Lạch Huyện và Nam Đồ Sơn

Theo báo cáo của Công ty CP cảng Hải Phòng, doanh nghiệp hiện có 5 cảng, 21 cầu cảng với ...
Tong Hong Tannery Việt Nam được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên

Tong Hong Tannery Việt Nam được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên

Thời gian gia hạn áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty CP Tong Hong Tannery ...
Sản lượng đồng loạt tăng, nhiều cảng biển báo lãi

Sản lượng đồng loạt tăng, nhiều cảng biển báo lãi

Hoạt động xuất nhập khẩu hồi phục mạnh mẽ mang lại sự tăng trưởng đáng kể về lượng hàng khai ...
Quy định về luân chuyển công tác thuộc lĩnh vực tài chính tại địa phương

Quy định về luân chuyển công tác thuộc lĩnh vực tài chính tại địa phương

Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên ...
Cách khai báo trị giá hải quan trên tờ khai thay đổi mục đích sử dụng

Cách khai báo trị giá hải quan trên tờ khai thay đổi mục đích sử dụng

Tổng cục Hải quan vừa trả lời và hướng dẫn Công ty Ajinomoto Việt Nam thực hiện quy định khai ...
Mức thuế GTGT đối với mặt hàng chà là sấy dẻo

Mức thuế GTGT đối với mặt hàng chà là sấy dẻo

Trước thắc mắc của Công ty TNHH HẠT DINH DƯỠNG liên quan đến thuế GTGT của mặt hàng chà là ...
Chính sách hoàn thuế NK để sản xuất hàng XK trước ngày 1/9/2016

Chính sách hoàn thuế NK để sản xuất hàng XK trước ngày 1/9/2016

Theo hướng dẫn, đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng XK trước ngày 1/9/2016, đã nộp thuế XK ...
Nghiên cứu sửa quy trình giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế

Nghiên cứu sửa quy trình giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế

Tổng cục Hải quan dự thảo quyết định sửa Quyết định số 3280/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2016 về Quy trình kiểm tra ...
Điều chỉnh Danh mục miễn thuế

Điều chỉnh Danh mục miễn thuế

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan Hà Nội thực hiện quy định gia hạn thời gian ...
Mercedes-Benz Việt Nam áp dụng nhiều ưu đãi cho hàng loạt sản phẩm

Mercedes-Benz Việt Nam áp dụng nhiều ưu đãi cho hàng loạt sản phẩm

Trong tháng 5 và 6, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) áp dụng nhiều ưu đãi cho các khách hàng Việt Nam. ...
Toyota Corolla Cross 2024 có cả phiên bản Hybrid

Toyota Corolla Cross 2024 có cả phiên bản Hybrid

Nhập khẩu từ Thái Lan, Toyota Corolla Cross 2024 có 2 phiên bản xăng (V) và Hybrid (HEV) với mức ...
Hyundai Thành Công khai màn chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2024

Hyundai Thành Công khai màn chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2024

Ngày 5/5/2024, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) đã khai màn chuỗi sự kiện chăm sóc ...
Ba doanh nghiệp pin hàng đầu của Hàn Quốc gặp khó do doanh số xe điện giảm tốc

Ba doanh nghiệp pin hàng đầu của Hàn Quốc gặp khó do doanh số xe điện giảm tốc

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ôtô và Di động Hàn Quốc, nước này xuất khẩu 81.631 xe điện trong ...
Mua Toyota Veloz Cross và Toyota Avanza Premio được vay lãi suất 0% trong 1 năm

Mua Toyota Veloz Cross và Toyota Avanza Premio được vay lãi suất 0% trong 1 năm

Trong tháng 5/2024 (đến hết ngày 31/5/2024), các khách hàng mua xe Toyota Veloz Cross và Toyota Avanza Premio sẽ ...
Honda Việt Nam khuyến mại hàng loạt mẫu ô tô trong tháng 5

Honda Việt Nam khuyến mại hàng loạt mẫu ô tô trong tháng 5

Trong tháng 5 (từ 6 đến 31/5/2024) Honda Việt Nam cùng hệ thống Nhà phân phối triển khai chương ...
Khủng hoảng di cư "rình rập" các nước phát triển

Khủng hoảng di cư "rình rập" các nước phát triển

Năm 2023, nhiều nước giàu trên thế giới đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư.
Hơn một nửa các công ty tại Nhật Bản đang thiếu hụt lao động

Hơn một nửa các công ty tại Nhật Bản đang thiếu hụt lao động

Các công ty Nhật Bản đã coi tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng như một trong những ...
Tổng thống Nga ký sắc lệnh về kế hoạch phát triển đất nước sau nhậm chức

Tổng thống Nga ký sắc lệnh về kế hoạch phát triển đất nước sau nhậm chức

Trong sắc lệnh, Tổng thống Putin chỉ thị phải bảo đảm tăng lương lao động tối thiểu gấp hai lần ...
Thái Lan áp thuế GTGT 7% đối với hàng NK không phân biệt giá trị hàng hóa

Thái Lan áp thuế GTGT 7% đối với hàng NK không phân biệt giá trị hàng hóa

Từ tháng 5/2024, cơ quan Hải quan Thái Lan bắt đầu thực hiện thu thuế GTGT 7% đối với tất ...
Hoạt động kinh doanh tại Eurozone mở rộng mạnh mẽ

Hoạt động kinh doanh tại Eurozone mở rộng mạnh mẽ

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp của Eurozone đã bật tăng lên mức 51,7 trong tháng ...
Phần mềm ASYCUDAWorld phiên bản 4.4 thúc đẩy thương mại cho các nước đang phát triển

Phần mềm ASYCUDAWorld phiên bản 4.4 thúc đẩy thương mại cho các nước đang phát triển

(HQ Online) - ASYCUDAWorld, một phần mềm hiện đại hàng đầu do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương ...
Phiên bản di động