Phòng vệ thương mại phải có trong chiến lược kinh doanh
Chủ động phòng vệ thương mại để tận dụng FTA | |
Kiện phòng vệ thương mại 9 tháng tăng gấp đôi cả năm 2019 | |
Hàng Việt chịu gần 200 vụ kiện phòng vệ thương mại |
Hội thảo PVTM - Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 27/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục PVTM (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo PVTM - Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập.
Xuất hàng đi mới biết đang bị áp dụng PVTM
PVTM bao gồm biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại, là công cụ rất quan trọng khi Việt Nam đã và đang mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ 51 nước đối tác, trong 13 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, và gần đây nhất là FTA với EU (EVFTA).
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI), hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng không nhỏ, trong đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu không cạnh tranh lành mạnh, bán phá giá thì sẽ gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng và nền kinh tế. Rà soát cho thấy, các nguồn cung hàng hóa vào Việt Nam cũng đồng thời là những nước bị kiện PVTM nhiều nhất trên thế giới. Đơn cử là Trung Quốc – nguồn nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, tính giai đoạn từ năm 1995-2019, Trung Quốc bị kiện trên 1.500 vụ.
Còn theo bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục PVTM, Việt Nam đã bị điều tra 189 vụ việc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhưng chúng ta mới chỉ áp dụng phòng việc thương mại đối với 20 vụ việc.
Đây là con số chênh lệch khá lớn, nhưng theo bà Giang, hiệu quả của các biện pháp PVTM rất lớn. Cụ thể là giúp tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, bảo vệ lợi ích các ngành sản xuất trong nước – các ngành này đóng góp tới 6% tổng GDP, giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giảm nguy cơ hàng hóa bị điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM.
Tiêu biểu, bà Phạm Châu Giang cho biết, không lâu trước đây, Mỹ áp dụng nhiều biện pháp PVTM với thép Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, nhưng khi ấy chúng ta đang áp dụng biện pháp PVTM với thép của Trung Quốc, nên DN sử dụng thép cán nguội của Việt Nam để xuất đi Mỹ, do đó giảm nguy cơ Mỹ điều tra với thép Việt Nam.
Mặc dù vậy, đại diện lãnh đạo Cục PVTM cho rằng, hạn chế của Việt Nam là pháp luật về PVTM chưa hoàn thiện, năng lực cơ quan điều tra còn nhiều điểm cần học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp chưa cao, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý.
Cũng về vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về PVTM. Trong khi các doanh nghiệp FDI có bộ phận ra soát các quy định để đưa ra chiến lược hoạt động thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến khi ký đơn hàng, thậm chí là xuất khẩu hàng đi rồi mới biết quốc gia này đang áp dụng biện pháp PVTM với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Cần sự phối hợp để lấy thông tin
Từ những vấn đề nêu trên, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo quyết định phê duyệt Đề án nâng cao năng lực về PVTM trong bối cảnh hội nhập. Trong đó, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện các văn bán phảp luật, chính sách về PVTM, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, đẩy mạnh công tác đào tạo, thúc đẩy hợp tác quốc tế…
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định EVFTA về PVTM. Dự thảo nhằm mục tiêu tạo cơ sở pháp lý cho việc điều tra áp dụng các biện pháp PVTM theo EVFTA, nội luật hóa các quy định của EVFTA nhằm tuyên truyền, phổ biến các quy định này tới doanh nghiệp…
Vì thế, tại hội thảo, các doanh nghiệp và chuyên gia đều đánh giá cao những việc làm này của Bộ Công Thương, để đảm bảo tính minh bạch trong điều tra, thực hiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mong muốn có sự phối hợp về thông tin nhiều hơn giữa các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương với cơ quan Hải quan để có số liệu, thông tin khi xây dựng, áp dụng các biện pháp PVTM.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, mục tiêu xây dựng hệ thống một cửa liên thông giữa cơ quan PVTM và cơ quan Hải quan tại Đề án là rất cần thiết để có thể tiếp cận thông tin một cách chính xác, chính thống. Tuy nhiên, cần phải ghi rõ hệ thống một cửa này được xây dựng cho đối tượng nào tiếp cận, các doanh nghiệp sẽ có cơ chế tiếp cận thông tin, dữ liệu về sản xuất, xuất nhập khẩu như thế nào…
Từ những vấn đề trên, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục PVTM cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thành, sớm ban hành đề án và dự thảo về PVTM nêu trên.
Nhưng vị này cũng nhấn mạnh rằng, PVTM không phải công cụ bảo hộ của cơ quan quản lý mà là công cụ để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp phải đưa PVTM vào chiến lược, là yếu tố phải xử lý trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.
Tin liên quan
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK