Phó TCT Vũ Ngọc Anh: Hiện thực hóa cam kết về cải cách trong hoạt động XNK
Theo Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh, với vai trò vừa là Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, vừa là một cơ quan Chính phủ tham gia NSW, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải tiến hành xây dựng cơ sở pháp lí và triển khai giải pháp kĩ thuật để đảm bảo kết nối 3 bộ, ngành theo đúng tiến độ yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia. Sau một thời gian tích cực, chủ động triển khai các đơn vị đã xây dựng được Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT làm cơ sở pháp lí để thực hiện NSW.
Về mặt quy trình thủ tục hành chính, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải thống nhất lựa chọn 10 thủ tục hành chính của Bộ Tài chính, 5 thủ tục của Bộ Công Thương, 3 thủ tục của Bộ Giao thông vận tải tham gia thí điểm. Cả 3 Bộ đã xây dựng bộ tài liệu thống nhất về quy trình nghiệp vụ, chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu và phương thức trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của các Bộ và Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Về mặt kĩ thuật, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chủ động tiến hành nghiên cứu các tiêu chuẩn kĩ thuật và mô hình hệ thống để xây dựng Cổng thông tin một cửa quốc gia, đảm bảo tương thích với hệ thống của các Bộ. Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải cũng xây dựng xong hệ thống kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các bộ để hoàn thiện hệ thống, kết nối thử nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu xác thực, bảo mật và tính toàn vẹn của thông tin cũng như chứng từ điện tử, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã triển khai áp dụng chữ kí số đối với thủ tục hải quan điện tử; Bộ Công Thương cũng đang áp dụng hình thức tương tự đối với các DN khai báo giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (C/O). Theo thỏa thuận của liên Bộ, DN khi tham gia khai báo thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ áp dụng chữ kí số… Có thể nói, tới thời điểm hiện tại, hệ thống của các bộ, ngành tham gia giai đoạn 1 đã đảm bảo yêu cầu để thực hiện khai trương kết nối kĩ thuật…
Bên cạnh việc triển khai các công việc về mặt kĩ thuật và pháp lí, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải cũng phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức các buổi hội thảo để tuyên truyền, giới thiệu cho cộng đồng DN về NSW.
Ngày 25-2-2014, Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tổ chức kết nối kĩ thuật trong Cơ chế một cửa giữa 3 Bộ Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải. Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện này?
Sự kiện này là bước khởi đầu quan trọng của việc kết nối các bộ, ngành để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, đánh dấu thành công của chúng ta trong việc xử lí các vấn đề pháp lí và kĩ thuật. Trong tương lai gần, khi hệ thống kĩ thuật đã được kết nối đầy đủ, các bộ, ngành sẽ bước vào giai đoạn triển khai các thủ tục hành chính điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia một các đầy đủ và toàn diện.
Việc này, một mặt thể hiện tính cam kết của Chính phủ đối với các nước thành viên ASEAN khi phê chuẩn Hiệp định và Nghị định thư về thiết lập và triển khai NSW, ASW; hành động thiết thực hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN vào 2015. Mặt khác, thông qua việc kết nối các cơ quan Chính phủ vào NSW, các Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Công Thương và Giao thông vận tải đã thể hiện cam kết với cộng đồng DN về một nền hành chính cải cách, hiện đại, hướng tới lợi ích của cộng đồng.
Riêng đối với ngành Hải quan, đây là một bước đi quan trọng trong tiến trình triển khai Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011 - 2015. Đây cũng là bước đi thể hiện cam kết trong Tuyên ngôn phục vụ khách hàng về việc cải cách, đổi mới thủ tục hải quan theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cho các hoạt động thương mại, vận tải quốc tế. Ngành Hải quan luôn ý thức rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu.
Để có thể triển khai đầy đủ và toàn diện Cơ chế một cửa quốc gia, cần có sự tích cực vào cuộc hơn nữa của các bộ, ngành. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban chỉ đạo quốc gia và từ Chính phủ, ngành Hải quan tin tưởng Cơ chế một cửa quốc gia sẽ được triển khai một cách đầy đủ và toàn diện trong tương lại gần, đem lại lợi ích thiết thực cho các cơ quan Chính phủ, cho tổ chức, người dân và cho cả cộng đồng.
Thưa Phó Tổng cục trưởng, thời gian tới, các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục triển khác các nội dung công việc gì để đảm bảo thực hiện thành công Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ?
Song song với triển khai thí điểm giai đoạn 1, Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) cũng xúc tiến các công tác chuẩn bị cho thực hiện giai đoạn 2 đối với 3 Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các hoạt động: Rà soát các thủ tục cấp phép, cấp giấy chứng nhận, lựa chọn các thủ tục hành chính liên quan đến quy trình cấp phép, cấp giấy chứng nhận với số lượng các thủ tục hành chính dự kiến khoảng 43 thủ tục; xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư thực hiện; khảo sát thông tin về quy trình cấp phép, cấp giấy chứng nhận, nguồn nhân lực và thực trạng hệ thống công nghệ thông tin của các Bộ; tổ chức cuộc họp giữa Ủy viên Ban Chỉ đạo thuộc Cơ quan thường trực với Ủy viên Ban Chỉ đạo thuộc các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trưởng để thống nhất về những công việc và lộ trình cần triển khai trong thời gian tới, trao đổi kinh nghiệm của các bộ, ngành triển khai giai đoạn 1; thống nhất kế hoạch xây dựng và thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Thông tư liên tịch giữa liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế hướng dẫn triển khai giai đoạn 2, Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm Cơ chế hải quan một cửa quốc gia…
Ngoài ra, để hoàn thiện NSW, Cơ quan Thường trực cũng tiếp tục đề xuất hoàn thiện Mô hình kết nối; xác định các tiêu chí chung về CNTT xây dựng cơ sở dữ liệu để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; mức độ cung cấp dịch vụ trực tuyến và ứng dụng chữ kí số; triển khai các nhiệm vụ trong ASEAN…
Để thực hiện thành công Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan Thường trực, tôi cho rằng sự quan tâm, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ, sự phối hợp một cách hiệu quả của các bộ, ngành liên quan có vai trò hết sức quan trọng.
Thưa Phó Tổng cục trưởng, việc thực hiện NSW là bước đi quan trọng để các nước thành viên ASEAN thực hiện thành công ASW. Đề nghị Phó Tổng cục trưởng cho biết thông tin cập nhật về thực hiện Cơ chế một cửa ở các nước thành viên ASEAN?
Theo thông tin cập nhật chúng tôi có được, hiện nay Indonesia đã triển khai Cơ chế một cửa kết nối 18 cơ quan quản lí của Chính phủ, với hơn 14.000 thương nhân đăng kí hoạt động. Cơ chế một cửa tại Indonesia được thực hiện tại 10 cảng chính cho các thủ tục XNK hàng hóa, khai báo bản lược khai hàng hóa và trao đổi thông tin giữa các cảng, cửa khẩu. Hiện tại, 90% các giao dịch XNK hàng hóa tại Indonesia đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Cơ chế một cửa tại Thái Lan đã kết nối được 16 cơ quan có liên quan của Chính phủ, 5 cơ quan Chính phủ khác đang trong giai đoan thí điểm và 15 cơ quan còn lại đang thực hiện xây dựng hệ thống. 100% giao dịch về thông quan hải quan, 44% giao dịch về cấp phép liên quan đến hàng hóa XNK tại Thái Lan với khoảng 6,5 triệu giao dịch/tháng đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia…
Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA QUỐC GIA 1. Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Tài chính: a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán; b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; e) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; g) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; h) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; i) Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả; k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 2. Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Công Thương: a) Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11-8-2009 và Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21-9-2012; b) Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30-12-2011; c) Thủ tục cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23-6-2009 và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC ngày 3-1-2012; d) Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mẫu D theo quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17-5-2010 và Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21-3-2011; đ) Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30-5-2007 và Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30-3-2011. 3. Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21-3-2012 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải: a) Thủ tục tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài nhập cảnh vào cảng biển; b) Thủ tục tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh rời cảng biển; c) Thủ tục tàu biển nước ngoài quá cảnh. (Nguồn: Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25-6-2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31-8-2011 về việc thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia)
Thái Bình (thực hiện)
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK