Phim Việt cần chuyên nghiệp một cách đồng bộ
Có thể ý kiến gay gắt thì chói tai, nhưng hai giải thưởng điện ảnh tồn tại song song là Cánh Diều Vàng và Bông Sen Vàng không hề phát huy giá trị đích thực của bệ phóng vinh danh tài năng làm phim. Cánh Diều Vàng không khác gì cơ hội mở dành cho những bộ phim chưa đoạt được Bông Sen Vàng hoặc Bông Sen Bạc. Lẽ ra, xưng danh sáng tạo của Hội Điện ảnh Việt Nam thì Cánh Diều phải chọn được hướng đi riêng, hoặc đột phá tuyên dương những tìm tòi khác lạ về kỹ thuật dàn dựng của giới làm phim, hoặc mạnh mẽ tôn vinh những ý tưởng gai góc gây tranh cãi về nội dung của từng bộ phim. Đáng tiếc thay, Cánh Diều Vàng vẫn cứ lừng khừng một đoạn dây ngắn vừa thả lên vừa giật xuống trước ánh mắt khán giả mộ điệu vốn lắm tin yêu ngày càng ngả dần sang ngao ngán!
Phim Việt cháy vé ở các rạp, như dăm đốm sáng nhờ nỗ lực cá nhân, không đủ để làm nên diện mạo điện ảnh. Để tìm ra những bất cập của điện ảnh Việt Nam không khó. Thậm chí có những nhà biên kịch, những nhà quản lý và những đạo diễn có mặt hết tọa đàm này đến diễn đàn nọ cũng chỉ nêu được mấy câu trách móc chung chung một cách vu vơ. Những người hoạt động nghệ thuật thứ bảy vẫn có thói quen đổ lỗi cho nhau, nhưng xét từng yếu tố cấu thành một tác phẩm điện ảnh, thì rõ ràng vừa thiếu đồng đều vừa yếu đồng đều. Nếu nói kịch bản kém cũng chưa hẳn. Bằng chứng là nhiều bộ phim nước ngoài nổi tiếng, nhưng khi Việt hóa thì chất lượng thật ê chề!
Điện ảnh Việt Nam dù đi sau điện ảnh thế giới khoảng nửa thế kỷ, nhưng đã sớm mắc căn bệnh tuổi già, đó là hay nhắc ngày xưa phim hay thế kia, ngày xưa quay phim đẹp thế kia, ngày xưa diễn viên giỏi thế kia. Khổ thân, tất cả cứ xoay như đèn cù, mà quên mất một điều, chỉ đến khi đất nước hội nhập thì khán giả mới có dịp tiếp xúc nhanh chóng và đầy đủ với điện ảnh nhân loại. Không những đầu tư xây dựng hệ thống rạp chiếu hiện đại, mà những nhà kinh doanh điện ảnh còn nhanh nhạy mua bản quyền trình chiếu những bộ phim mới nhất với lịch chiếu gần như cùng thời điểm với Mỹ, Pháp hoặc Trung Quốc. Hơn nữa, với sự cập nhật của internet, nhưng không khó khăn gì để xem được những phim kinh điển hoặc những phim đoạt giải Oscar. Bây giờ khán giả đã có tiêu chuẩn để so sánh và cũng đã có nhu cầu được so sánh, làm cho vóc dáng không mấy đẫy đà của phim Việt Nam trở thành gầy gò thêm một chút. Đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh đúc kết: “Có một điều mà không ai nghĩ ra là chúng ta còn kém tài, lực chúng ta yếu quá, chúng ta không tâm huyết, không sâu sắc, không đam mê, không làm cái gì cho đến nơi đến chốn, đó là lỗi chính. Khi nào các nhà điện ảnh tự nhận lỗi chính mình thì lúc đó may ra mới biến chuyển được!”
Muốn phát triển điện ảnh Việt Nam, không ai có quyền sốt ruột. Hiện tại điện ảnh đã được đánh giá như một ngành công nghiệp không khói. Muốn phô diễn bản sắc Việt Nam trên màn bạc, không thể không đầu tư tương thích. Hãy để phim tư nhân vận hành theo túi tiền và theo thị hiếu của tư nhân. Còn phim được làm từ ngân sách cần lựa chọn quyết liệt, thay vì chia nhỏ hầu bao mỗi năm làm 2-3 phim, chỉ nên làm một phim thôi. Khi có kinh phí lớn thì mới có thể đòi hỏi giá trị kịch bản tối ưu, đòi hỏi hậu trường tỉ mỉ từng chi tiết và đòi hỏi chiến lược quảng bá đưa phim ra rạp. Chúng ta cũng phải thẳng thắn để nói với nhau rằng, trong điện ảnh không có chuyện ý tưởng cao siêu được thực hiện bằng nguồn vốn bé xíu. Vì thói quen “trông giỏ bỏ thóc”, nhiều bộ phim của chúng ta trang trí khá tạm bợ, khiến không ai nỡ đòi hỏi yếu tố mỹ thuật. Cũng vì thói quen “trông giỏ bỏ thóc”, các đạo diễn không dám dàn dựng đại cảnh, mà còn cắt giảm tối đa đạo cụ. Làm phim kiểu “khéo co thì ấm”, nên không thể trách khi xem phim đề tài lịch sử mà chứng kiến vị tướng ra trận lại cưỡi một con ngựa ốm trơ xương.
Trong giấc mộng toàn cầu hóa, lĩnh vực nào cũng cần nhân sự có trình độ quốc tế. Điện ảnh càng cần hơn, vì làm phim vừa có tính thăng hoa nghệ thuật vừa có tính cụ thể khoa học, không thể đánh cược bằng năng khiếu bẩm sinh, mà người tài phải được rèn luyện trong một môi trường chuyên nghiệp thực sự. Mặt khác, điện ảnh không thể trông vào bất kỳ cá thể đột biến nào, mà phải nhờ vào tập thể cùng đẳng cấp tư duy. Một nhà sản xuất không đủ trình độ thì không thể hình dung đầy đủ một kịch bản khi thẩm định. Một đạo diễn hạn chế tầm vóc thì không thể tự tin chọn diễn viên theo yêu cầu vai diễn, đành phải dựa vào tên tuổi chân dài để có chỗ dựa cho sự thành bại của bộ phim.
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK