Phát triển kinh tế số: Động lực mới cho tăng trưởng
Tiến lên nền kinh tế số | |
Kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng chính | |
Thủ tướng: Phấn đấu Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh |
Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kì hậu COVID-19: Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 25/11, các chuyên gia cho biết, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nước càng đẩy nhanh tiếp cận và phát triển KTS, coi đây là một động lực quan trọng cho phục hồi kinh tế.
Thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh như vũ bão của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 - xuất phát từ đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có làn sóng số hóa của lĩnh vực sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều nước đã quan tâm và cụ thể hóa các ưu tiên phát triển KTS.
Chẳng hạn, các lãnh đạo của G20 đã thông qua Tuyên bố Osaka vào tháng 6/2019 nhằm thúc đẩy sự phát triển của KTS. Ủy ban Kinh tế APEC đã thông qua báo cáo Chính sách kinh tế năm 2019, tập trung vào các nội dung cải cách cơ cấu nhằm phát triển KTS.
Với Việt Nam nói riêng, sự đứt gãy của không ít hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng truyền thống buộc các cơ quan, doanh nghiệp trong nước phải mạnh dạn hơn trong nghiên cứu, ứng dụng nền tảng số hóa trong các hoạt động quản lý, sản xuất – kinh doanh.
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng. Theo đó, Việt Nam đã chủ động tiếp cận cơ hội từ kỹ thuật số nói chung và thương mại điện tử nói riêng cho tăng trưởng kinh tế.
Dịch COVID-19 càng khiến cho sự quan tâm của Chính phủ và doanh nghiệp đối với kỹ thuật số mạnh mẽ hơn. “Sự chuyển đổi số của nền kinh tế sẽ triệt để và có ý nghĩa nếu như chuyển đổi số của chính phủ và DN song hành với nhau”, Viện trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
Báo cáo về “Phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kì hậu Covid-19: Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế” của Ban Nghiên cứu Tổng hợp (CIEM) đã xác định những điều kiện và yêu cầu về cải cách thể chế nhằm phát triển bao trùm về kinh tế số và đề xuất lộ trình phát triển KTS ở Việt Nam…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng lắng nghe và phân tích, đánh giá cũng như thảo luận về chính sách và yêu cầu cải cách thể chế cho phát triển kinh tế số trong thời gian tới. Theo đó, khẳng định, Việt Nam đã nỗ lực tạo hành lang pháp lý thúc đẩy KTS phát triển.
Theo đó, hành lang chính sách phát triển KTS được xây dựng và hoàn thiện theo hướng mở, hỗ trợ DN. Chính phủ nói riêng và khu vực kinh tế nhà nước nói chung đã giữ vai trò động lực quan trọng trong thúc đẩy phát triển KTS phát triển. Quyết tâm chuyển đổi số, cũng như tinh thần đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét.
Nhiều ý kiến cho rằng, hướng tới phát triển KTS, trong thời gian tới, Việt Nam cần cân nhắc một số nhóm giải pháp gồm: bảo đảm môi trường an toàn, an ninh mạng song song với tạo thuận lợi cho KTS; hoàn thiện chính sách cạnh tranh đối với KTS.
Đồng thời, bổ sung, sửa đổi các quy định về thuế để điều chỉnh các hoạt động trên nền tảng số; tăng cường hiệu lực bảo hộ sở hữu trí tuệ, đặc biệt gắn với thực hiện các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA); điều chỉnh các quy định liên quan đến thị trường lao động và an sinh xã hội trong bối cảnh số và phát triển hạ tầng số...
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK