Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện
Nghị định 93/2021/NĐ-CP khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Ảnh: Hải Yến |
Trách nhiệm công khai, minh bạch chưa đầy đủ
Thông tin về sự cần thiết và mục tiêu, yêu cầu của việc ban hành Nghị định, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 được Chính phủ ban hành điều chỉnh hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; qua đó, các tổ chức, đơn vị đã kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã phát sinh một số bất cập. Theo đó, từ năm 2008 đến nay, có một số luật có liên quan đến hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh đã được ban hành như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều năm 2020, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật thú y,... nên cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các Luật đã được ban hành.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết, thực tế công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thời gian qua, đặc biệt là trong các đợt bùng phát dịch Covid-19 cho thấy những bất cập phát sinh.
Đơn cử như, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/NĐ-CP chưa bao quát hết các đối tượng; chưa điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Cùng với đó, nội dung chi hỗ trợ còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa bao quát hết công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định còn ngắn, chưa đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Cơ chế phối hợp giữa Ban Vận động (cơ quan do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành lập) với các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn ở địa phương trong công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện được quy định chưa rõ, dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; chưa có quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương với tổ chức, cá nhân vận động, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện.
Ngoài ra, các quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công khai, minh bạch hoạt động vận động, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện chưa đầy đủ.
Tránh chồng chéo trong việc triển khai
Từ tình hình trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo để thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP là cần thiết.
Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu ban hành nghị định này là để quy định thống nhất việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trên phạm vi cả nước.
Cùng với đó, quy định cụ thể các nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cơ quan kêu gọi vận động, thời gian vận động, tiếp nhận, các nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện; tránh chồng chéo trong việc triển khai thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối.
Nghị định này cũng quy định phải đảm bảo vận động, tiếp nhận, phân phối các nguồn đóng góp tự nguyện hiệu quả, kịp thời; khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân. Đồng thời, quy định việc vận động, tiếp nhận và phân phối, đảm bảo công khai, minh bạch.
Các điểm mới của Nghị định
Nghị định số 93/2021/NĐ-CP có một số điểm mới đáng quan tâm. Theo đó, về phạm vi hỗ trợ, ngoài việc vận động, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, bổ sung thêm quy định về khắc phục khó khăn do dịch bệnh từ nguồn đóng góp tự nguyện.
Về đối tượng được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, nghị định bổ sung thêm đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân.
Về nội dung chi, nghị định quy định cụ thể nội dung chi từ nguồn vận động, tiếp nhận, trừ các khoản đóng góp tự nguyện có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì tổ chức, cá nhân vận động có trách nhiệm thực hiện theo cam kết.
Đối với việc tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân còn bổ sung các quy định: Việc phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).
Trong quá trình thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các khoản thu, chi và khi kết thúc cuộc vận động, thực hiện công khai về kết quả vận động, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Về trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương để thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện trên địa bàn; trong đó quy định rõ: Đối với nguồn đóng góp tự nguyện do tổ chức có tư cách pháp nhân, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận: UBND các cấp tại địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Vận động hướng dẫn tổ chức, cá nhân vận động để xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và phối hợp để phân phối nguồn đóng góp tự nguyện; đồng thời, cử lực lượng hỗ trợ khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân vận động, tiếp nhận.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK