PEMNA: Việt Nam cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế, tạo thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng
PEMNA: Nhiều bài học về quản lý tài chính chi tiêu công cho Việt Nam | |
Bộ Tài chính đăng cai tổ chức PEMNA năm 2019 tại Quảng Ninh |
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. |
Đó là chia sẻ của ông Ousmane Dione – Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) bên lề phiên khai mạc Hội nghị toàn thể Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại châu Á (PEMNA) năm 2019 ngày 22/5.
Từ ngày 22 đến ngày 24/5, Hội nghị toàn thể Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại Châu Á (PEMNA) năm 2019 diễn ra tại Quảng Ninh. Đây là Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới và là Hội nghị đầu tiên do Bộ Tài chính Việt Nam đăng cai tổ chức, với chủ đề “Cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”, ông đánh giá như thế nào về chủ đề lần này?
Tôi thấy rằng chủ đề lần này của PEMNA rất quan trọng và là chủ đề rất đúng và trúng bởi vì qúa trình hỗ trợ phát triển của PEMNA cũng sẽ giúp cho các quốc gia thành viên có thể đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển trong khu vực.
Những vấn đề như: quản trị kinh tế và quản lý nợ bền vững và an toàn là những vấn đề quan trọng mà các thành viên của PEMNA sẽ cùng trao đổi trong 2 ngày tới đây.
PEMNA cũng sẽ là một khuôn khổ thiết yếu để cùng đảm bảo các quốc gia thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Khuôn khổ Hội nghị PEMNA có thể đảm bảo cho các thành viên có thể đảm bảo tính bền vững nợ mà còn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động liên quan đến quản trị kinh tế và các vấn đề khác nữa. Đồng thời cũng sẽ giải quyết vấn đề làm thế nào để các quốc gia có thể định chuẩn, so sánh mức độ phát triển trong lĩnh vực này với nhau, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cũng như các quốc gia trong PEMNA với nhau.
Nội dung này đang được WB hết sức quan tâm vì chúng tôi thấy rằng đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn để có thể đảm bảo sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách bền vững bởi vì chỉ khi đảm bảo được điều này thì chúng ta sẽ có những phương án đầu tư hiệu quả và đó sẽ là cách để cho các quốc gia có thể phát triển một cách bền vững và bao trùm.
Với PEMNA, WB có vai trò như thế nào để hỗ trợ các quốc gia, thưa ông?
WB đang thực hiện vai trò của mình nhằm hỗ trợ các quốc gia xử lý những thách thức trên. Tại nhiều quốc gia, WB cung cấp tài chính để hỗ trợ các mục tiêu phát triển và tăng cường năng lực thể chế của các quốc gia. Nhưng không chỉ vậy, nhiều người có thể không nhận thấy rằng WB còn thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho Chính phủ.
Chúng tôi có các chuyên gia kinh tế vĩ mô, chuyên gia về quản lý công và quản trị nhà nước đang phối hợp với các cán bộ của Chính phủ để chia sẻ thông lệ quốc tế tốt, để phản hồi các phương án chính sách đề xuất. Chúng tôi có những chuyên gia về kế toán dồn tích, chính sách thu, chính sách nợ, quản lý ngân sách, quản lý kết quả thực hiện công việc – đều là những chủ đề được bàn trong hai ngày tới đây.
Vì vậy WB không chỉ là ngân hàng hỗ trợ các chính sách hỗ trợ phát triển tài chính mà còn là ngân hàng trí thức. Chúng tôi đã hỗ trợ PEMNA trong suốt 10 năm qua. Có những hoạt động khác nhau tại PEMNA và điều đó sẽ giúp cho các nước thành viên phát triển được quản lý chi tiêu công của mình và có thể học hỏi từ các quốc gia khác.
Trong vòng 10 năm qua chúng tôi đã đồng hành từ khi PEMNA được thành lập và WB cũng như Bộ Kinh tế Tài chính của Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi thì chúng tôi cho rằng những vấn đề đó đang ngày càng quan trọng như: đảm bảo nền tài chính an toàn bền vững, quản lý chi tiêu công…
Ông có khuyến nghị gì cho các quốc gia PEMNA nói chung và Việt Nam nói riêng về tái cơ cấu ngân sách và quản lý nợ để đảm bảo bền vững tài khóa trong bối cảnh hiện tại?
Dĩ nhiên, không có lời khuyên chung nào phù hợp cho tất cả và áp dụng chung cho tất cả các quốc gia PEMNA.
Các quốc gia PEMNA rất đa dạng, điều đó phản ánh qua hiện trạng tài khóa của họ. Chúng ta có 10 nước thành viên và mỗi nước lại có bối cảnh khác nhau và không có một mô hình nào phù hợp với tất cả các quốc gia. Mỗi nước lại có những điểm khác biệt.
Chẳng hạn, tỷ lệ huy động thu trên GDP của Indonesia chỉ vào khoảng 13% so với Trung Quốc là trên 25%. Tương tự, mức nợ cũng rất khác nhau. Vì vậy mỗi quốc gia đều khác nhau và phải tự đối mặt với những thách thức tài khóa của riêng mình.
Tôi nghĩ điểm chung giữa các nước là một số nguyên tắc căn bản định hướng cho quản lý và chính sách tài khóa lành mạnh. Đó là độ tin cậy của ngân sách, minh bạch, hiệu suất phân bổ và thực hiện, và kỷ cương tài khóa tổng thể.
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã bắt tay thực hiện lộ trình củng cố tình hình tài khóa với mục tiêu giảm bội chi và ổn định nợ công. Để đảm bảo bền vững trong dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế để vừa ổn định về huy động thu vừa tạo ra môi trường thuế thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng.
Về chi tiêu, chi thường xuyên đã và đang tăng nhanh và cần giảm tốc, bao gồm cả qua nâng cao hiệu suất chi. Đồng thời, hiệu suất đầu tư công cũng cần được tăng cường. Quan trọng nhất là tiếp tục củng cố tình hình tài khóa sẽ giúp nâng cao lòng tin của nhà đầu tư đặc biệt trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK