PCI 2022: Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu, Bắc Giang bất ngờ vươn lên vị trí thứ 2
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI phát biểu khai lễ công bố. Ảnh: H.D |
Các trung tâm kinh tế lớn tụt hạng
Với 72,95 điểm trên thang điểm 100, từ năm 2017 đến 2022, Quảng Ninh liên tục ở vị trí dẫn đầu về chất lượng điều hành kinh tế, với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách thủ tục hành chính.
Theo báo cáo PCI 2022, Quảng Ninh là một trong những tỉnh mạnh dạn trong huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư”. Trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tỉnh cũng là điển hình tốt trong việc xây dựng và vận hành hiệu quả các trung tâm phục vụ hành chính công từ cấp tỉnh đến cấp huyện và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại ở cấp xã.
PCI 2022 |
Tuy nhiên, so với điểm số 73,02 ở PCI 2021, năm nay, điểm số của Quảng Ninh đã có sự giảm nhẹ. Thậm chí, nếu xét trong các tỉnh top đầu của PCI 2022 thì điểm số cũng giảm hơn so với năm 2021.
"Hiện tượng" của PCI năm nay là tỉnh Bắc Giang với việc mạnh mẽ vươn lên xếp ở vị trí thứ 2 với 72,80 điểm, cải thiện 29 bậc và 8,06 điểm so với PCI 2021.
Báo cáo PCI 2022 cho biết, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá rất tích cực chủ trương nhất quán “đồng hành cùng doanh nghiệp” của chính quyền tỉnh. Tỉnh Bắc Giang đã chú trọng nâng cao nhận thức của toàn bộ hệ thống chính quyền về công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng PCI 2022 thuộc về Thành phố Hải Phòng với điểm số 70,76. Doanh nghiệp tại Thành phố đánh giá cao những hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác quốc tế trong năm qua.
Lần đầu tiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu góp mặt trong top 5 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế của PCI ở vị trí thứ 4 với 70,26 điểm. Trước đó, vị trí cao nhất của tỉnh là 6/63 trong PCI 2011. Đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng là tỉnh Đồng Tháp với 69,68 điểm, đây là tên tuổi quen thuộc trong top 5 của PCI.
Các vị trí còn lại trong top 10 PCI 2022 lần lượt là Thừa Thiên - Huế, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Long An. Ngoại trừ Long An tăng 6 bậc từ vị trí 16/63 của PCI 2021, các địa phương còn lại đều có mặt trong top 10 PCI 2021. Năm nay, báo cáo PCI chỉ cung cấp xếp hạng 30 địa phương dẫn đầu mà không có xếp hạng tất cả địa phương như những năm trước.
Đặc biệt, 2 thành phố đầu tàu của Việt Nam là Hà Nội và TPHCM lại có sự tụt hạng rất sâu so với năm trước. Hà Nội từ vị trí thứ 10 của năm 2021 tụt xuống vị trí thứ 20 năm 2022, TPHCM cũng lùi từ vị trí 14 xuống vị trí 27 trong năm 2022. Ngoài ra, một số thành phố là trung tâm kinh tế lớn khác như Đà Nẵng, Cần Thơ cũng có sự tụt hạng.
Phát biểu tại lễ công bố PCI 2022 vào ngày 11/4, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, khảo sát PCI 2022 được tiến hành trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức và cả những cơ hội đan xen. Vì thế, vai trò của các chính quyền địa phương sẽ được chú ý nhiều hơn với những kỳ vọng lớn hơn về tạo thuận lợi môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các thách thức, phục hồi và phát triển ổn định.
Theo Chủ tịch VCCI, PCI thúc đẩy các địa phương cải thiện chất lượng điều hành dựa trên bằng chứng. PCI cũng lan tỏa nhiều mô hình hay, nhiều thực tiễn tốt của những tỉnh là “ngôi sao” cải cách đến các địa phương còn lại trong cả nước để thu hẹp chênh lệch về chất lượng quản trị giữa các địa phương.
Kỳ vọng nhận diện dư địa cải cách
Báo cáo PCI luôn được các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giúp các địa phương nhận diện dư địa cải cách và những giải pháp cần thực hiện.
Báo cáo PCI đã chỉ ra chất lượng điều hành cấp tỉnh tiếp tục có sự cải thiện theo thời gian. Điểm trung vị PCI 2022 đạt 65,22 điểm, tiếp tục tăng năm thứ sáu liên tiếp. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính nói chung có chuyển biến tích cực khi giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuân thủ quy định pháp luật. Gánh nặng thanh tra, kiểm tra đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay.
Tình trạng trả chi phí không chính thức vẫn duy trì xu hướng giảm đã bắt đầu từ năm 2016. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dành hơn 10% doanh thu để trả chi phí không chính thức trong PCI 2022 là 3,8%, giảm mạnh từ mức 9,1% của PCI 2016.
PCI 2022 cho biết, xét theo từng lĩnh vực điều hành kinh tế, có thể thấy kết quả của các địa phương có sự đan xen điểm tích cực và mặt hạn chế.
Chẳng hạn, tỉnh Quảng Ngãi tuy không thuộc top 30 địa phương có điểm số PCI 2022 cao nhất nhưng được các doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá tích cực nhất về khía cạnh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước về chỉ số thành phần “Chi phí thời gian”, cho thấy sự ghi nhận của các doanh nghiệp đối với những nỗ lực của tỉnh trong đơn giản hóa và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Tỉnh Bắc Giang có kết quả tốt nhất ở các chỉ số thành phần là “Chi phí không chính thức” và “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự.” Tỉnh Bình Định đứng đầu về chỉ số thành phần “Cạnh tranh bình đẳng”. TPHCM có kết quả tốt nhất với chỉ số thành phần “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp”…
Nhưng theo PCI 2022, các điểm chưa được như kỳ vọng là tình trạng phiền hà, nhũng nhiễu vẫn phổ biến với một số lĩnh vực thủ tục hành chính. Các lĩnh vực thủ tục hành chính phiền hà nhất theo cảm nhận của doanh nghiệp là giải phóng mặt bằng, phòng cháy chữa cháy và xây dựng… Chất lượng thực thi chính sách ở cấp chính quyền cơ sở vẫn một hạn chế, tiếp cận đất đai vẫn đang là điểm nghẽn lớn với nhiều doanh nghiệp…
Tin liên quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội
09:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK