Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI: Phát triển bền vững dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi trước khủng hoảng
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. |
Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các mục tiêu phát triển bền vững?
Trong gần 6 năm theo đuổi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Xét trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) liên tục tăng trong giai đoạn 2016-2021, từ vị trí 88/149 quốc gia năm 2016 lên vị trí 51/165 quốc gia năm 2021. Việt Nam được đánh giá đã và đang thực hiện tốt một số chỉ tiêu về xóa đói nghèo; cải thiện trong các khía cạnh trao quyền lực và cơ hội tham gia chính trị cho phụ nữ…, cùng nhiều mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện.
Tuy nhiên, một số mục tiêu Việt Nam khó có thể đạt được trong năm 2030. Đó là mục tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người Việt Nam; đặc biệt là phát triển đô thị, nông thôn bền vững. Hơn nữa, trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức “hoàn thành” đối với 2/17 mục tiêu là Chất lượng giáo dục và Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm.
Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển bền vững đã tác động như thế nào đến cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?
Phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là chiến lược quản trị doanh nghiệp phát triển thích ứng được với mọi hoàn cảnh, dựa trên cơ sở bảo đảm hài hòa các lợi ích về kinh tế bao gồm lợi nhuận, doanh thu với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp dần chuyển dịch định hướng, chiến lược kinh doanh từ “kinh doanh vì lợi nhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm.
Thời gian qua, nhất là khi trải qua 4 đợt dịch Covid-19, phát triển bền vững không chỉ là “kim chỉ nam” trong trạng thái ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi khi đối mặt với khủng hoảng. Đặc biệt, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững nói chung và áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) do VCCI xây dựng nói riêng, đều cho thấy sức chống chịu tốt hơn hẳn so với mặt bằng chung, đồng thời còn có sức bền dẻo dai hơn, nên khả năng phục hồi cũng cao hơn.
Đại dịch Covid-19 có thể là “cú huých” quan trọng để các doanh nghiệp thay đổi tư duy nhìn nhận về khủng hoảng, từ đó có sự chuẩn bị và đầu tư, thậm chí tập trung nhiều nguồn lực hơn cho việc thiết lập khung quản lý rủi ro và kế hoạch hoạt động kinh doanh liên tục. Khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có thể khởi động ngay cơ chế phòng ngự và khắc phục sự cố, từ đó phục hồi và phát triển hơn. Đến khi dịch được khống chế, kinh tế phục hồi, trên cơ sở những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đã tạo dựng từ nguồn nhân lực và niềm tin của người lao động với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nền tảng vững vàng để sớm trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Thời gian tới, theo ông, những thách thức nào nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững?
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là nhận thức và năng lực của toàn hệ thống còn thấp, bao gồm nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài chính và thể chế, làm cho những thói quen cũ trong sản xuất đời sống và quản lý chậm thay đổi. Không chỉ thế, nhận thức của các cơ quan quản lý cũng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, nên các chính sách kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh, chưa quan tâm đúng mức đến tính bền vững khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…
Ngoài ra, nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam chủ yếu vẫn là nguồn lực công, trong khi đó cân đối ngân sách nhà nước và dư địa để mở rộng quy mô động viên ngân sách nhà nước đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc huy động nguồn lực tư nhân, các nguồn lực trong xã hội lại hạn chế, khi các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động thấp, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa tạo được sự lan tỏa về năng suất và công nghệ trình độ cao.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ còn thấp. Đáng chú ý, đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, khiến các chuỗi cung ứng sản xuất bị ngưng trệ, nhiều lĩnh vực dịch vụ phải đóng cửa, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam.
Vì thế, mới đây, ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với các mục tiêu tham vọng nhằm đưa Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, hướng tới khát vọng thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Lựa chọn tăng trưởng xanh được coi là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên
Do vậy, VCCI đã phối hợp chặt chẽ VBCSD để phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện phát triển bền vững. VCCI và VBCSD cũng kiến nghị, tư vấn cho Chính phủ trong thực hiện các giải pháp giải quyết các thách thức trong các mô hình đối tác công tư (PPP) nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
15:22 | 06/11/2024 An ninh XNK
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đưa thiết bị hiện đại từ Nhật Bản về lắp đặt ở cảng Lạch Huyện
08:52 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK