Nông dân hỏi, Thủ tướng trực tiếp trả lời loạt vấn đề nóng
Ngày 28/9, Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 tại Đắk Lắk | |
Thủ tướng trực tiếp đối thoại về phát triển nông nghiệp bền vững |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trực tiếp tham gia đối thoại với nông dân. Ảnh: Dân Việt |
Trăn trở hướng đi cho cà phê
Phát biểu ngay đầu hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến nền kinh tế cả thế giới tăng trưởng âm, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng được, trong đó có "trụ đỡ" quan trọng là nông nghiệp, nông thôn.
Năm nay xảy ra đại dịch Covid-19, song cơ bản Việt Nam vẫn "được mùa trúng giá" từ lúa gạo, thuỷ sản, trái cây… Có thể nói, nông nghiệp thắng lợi toàn diện. Tuy vậy, còn nhiều việc cần làm, còn nhiều trăn trở cần giải pháp tháo gỡ.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: "Về thị trường, Việt Nam phải mở thị trường mới. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) khó vậy mà chúng ta còn vào được. Tuy nhiên, tỷ lệ chế biến các mặt hàng nông sản còn thấp, như cà phê mới có 12%".
Thủ tướng cũng đặt ra câu hỏi, vốn liếng còn khó khăn, tín dụng tăng trưởng 6% nhưng nông nghiệp được đầu tư bao nhiêu? Ngoài ra, tình trạng phân bón giả, thuốc trừ sâu kém chất lượng cũng còn nhức nhối, gây khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho bà con.
Sau phần phát biểu của Thủ tướng, liên quan tới ngành hàng cà phê, nông dân Đỗ Quý Toán, ở thôn Tân Lập, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, chuyên sản xuất cà phê chồn theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Lộc Trời đặt câu hỏi, Chính phủ có giải pháp gì để phát triển ngành chế biến, xuất khẩu cà phê bền vững?
Vị này phân tích, vừa qua, lô cà phê đầu tiên đã được xuất khẩu sang EU theo EVFTA, với thuế suất 0%. Đây là cơ hội tốt mở ra cho ngành sản xuất, chế biến cà phê, nhất là khi trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ, trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột.
Ngoài ra, nông dân Đỗ Quý Toán còn đặt vấn đề, thời gian qua, giá cà phê xuống rất thấp, khiến nông dân nhiều địa phương lo lắng, muốn chặt đi để trồng cây khác.
"Xin Thủ tướng cho biết, người trồng cà phê có nên tiếp tục duy trì cây trồng gắn với lịch sử, văn hóa của Tây Nguyên hay không? Chính phủ có định hướng gì để giúp nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác và làm sao xác định được đâu là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên?", ông Đỗ Quý Toán nói.
Đáp lại câu hỏi này, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết, phải khẳng định cà phê là sản phẩm chủ lực chiến lược của Việt Nam. Chất lượng cà phê Việt Nam chất lượng rất tốt, được thế giới đánh giá cao. Vì vậy, Thủ tướng khuyên bà con vẫn tiếp tục trồng cà phê, tuy nhiên, phải quy hoạch vùng trồng cho rõ ràng.
Nông dân không được tiếp tục phá rừng tự nhiên trồng cà phê, nâng cao quy hoạch chất lượng trồng cà phê, thâm canh có chất lượng đối với cây cà phê; đẩy mạnh chế biến sâu nâng cao chất lượng sản phẩm...
"Trách nhiệm của nông dân và doanh nghiệp là phải giữ vững thương hiệu cà phê Tây Nguyên. Về phía Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tiếp tục mở rộng ổn định thị trường, cấp vốn để để tái canh cà phê, nâng cao chất lượng tái canh", Thủ tướng nói.
Nhức nhối nạn phân bón giả
Bên cạnh hướng đi cho cây cà phê, nội dung nhận được nhiều quan tâm tiếp theo là câu chuyện quản lý phân bón.
Nông dân Trần Thị Hoàng Anh, Hợp tác xã mật ong Phương Di, xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai cho biết, những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành đã tăng cường các giải pháp, quy định của pháp luật về quản lý phân bón, chống phân bón giả.
Đặc biệt, từ khi ngành phân bón được chuyển về cho Bộ NN&PTNT quản lý thì việc quản lý phân bón đã có những chuyển biến tích cực.
Nông dân Đỗ Quý Toán đặt câu hỏi với Thủ tướng tại hội nghị. Ảnh: Dân Việt |
"Tuy nhiên, để sản xuất nông nghiệp tốt hơn, làm ra nông sản sạch, an toàn hơn thì thời gian tới đây Chính phủ, các bộ ngành có giải pháp nào triệt để hơn để chấm dứt tình trạng phân bón giả?", bà Hoàng Anh đặt câu hỏi.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, những năm trước đây quản lý phân bón còn nhiều vấn đề. Tuy nhiên, sau năm 2016, Thủ tướng Chính phủ dưới Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phải chấn chỉnh, tập trung một cơ quan quản lý.
Sau đó, Thủ tướng ra văn bản, nghị định mới thống nhất một đầu mối là Bộ NN&PTNT là cơ quan trực tiếp quản lý.
Đến nay có một tín hiệu rất đáng mừng là Việt Nam đã có gần 4 triệu tấn phân bón hữu cơ, trong khi 4 năm trước có chưa đến 80.000 tấn phân bón hữu cơ. Đó là một sự thay đổi rất lớn về nhận thức. Nông nghiệp hữu cơ trong 4 năm qua có bước phát triển rất mạnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả đã tốt rồi, còn nhiều chỗ cần phải tiếp tục chấn chỉnh, kể cả những đơn vị sản xuất phân bón, kể cả quy trình ứng dụng…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhắc tới việc tăng cường quản lý của cơ quan quản lý nhà nước giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan và các tỉnh để giám sát từ khâu sản xuất, sử dụng dụng phân bón cùng các vật tư khác.
Về quản lý phân bón, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Tới đây phải điều tra truy tố nghiêm khắc nhất theo Luật Hình sự những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả, phát hiện những đại lý, cá nhân sản xuất phân bón giả bắt bỏ tù ngay, lên án những hành vi tiêu cực”.
Tin liên quan
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiếp tục miễn, giảm thuế, phí từ đầu năm 2025
16:57 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan