Nới room tín dụng: Cần thiết trong thận trọng
Ngân hàng xin nới “room” tín dụng để triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% | |
Những ngân hàng nào được nới "room" tín dụng? | |
Ngân hàng vẫn chờ thêm “room” tín dụng |
Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 là khoảng 14% nhưng có điều chỉnh để phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế. Ảnh: ST |
Nhiều ngân hàng gần cạn room
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính tới 27/5, tín dụng ước tăng 7,75%, cao hơn khoảng 2 lần so với cùng thời điểm năm 2021. Chính vì thế, nhiều ngân hàng thương mại cho biết hiện đã chạm trần room tín dụng được NHNN cấp từ hồi đầu năm và đang trình xin nới thêm room.
Đáng kể nhất phải là nhóm các “ông lớn” ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Trong quý 1/2021, VietinBank gần như không tăng trưởng tín dụng; mức tăng của Vietcombank chỉ đạt 3,8%; còn BIDV là 1,6%. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của 3 ngân hàng này trong quý 1/2022 thì mức tăng trưởng tín dụng lại rất cao, lần lượt là 8,7%, 7,1% và 4,7%. Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho hay, 5 tháng đầu năm 2022, tín dụng tại Vietcombank đã tăng trưởng ở mức cao khi đạt tới trên 9%.
Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, tăng trưởng tín dụng cũng gần chạm trần. Chẳng hạn, sau 4 tháng đầu năm 2022, ACB có mức tăng trưởng tín dụng 8%, trong khi đó hạn mức được cấp là 10%; MB được cấp room tín dụng là 15%, nhưng đến hết quý 1/2022, tín dụng của ngân hàng này đã tăng 14,3%, so với mức tăng 8,6% cùng kỳ năm trước…
Theo các chuyên gia và đại diện ngân hàng, tín dụng tăng mạnh do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đang rất lớn sau 2 năm “đóng băng” do đại dịch Covid-19. Vì thế, với room tín dụng mà NHNN cấp từ đầu năm sẽ không thể đáp ứng đủ, nếu không được nới thêm, các ngân hàng sẽ không thể đẩy thêm nguồn tín dụng mới ra thị trường, góp phần hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.
Về vấn đề này, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho hay, ngân hàng đã rà soát và hiện có hơn 10.000 khách hàng hiện hữu với khoảng 200.000 khoản vay đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Tuy nhiên, room tín dụng của BIDV trong năm 2022 là 10%, trong 7 tháng cuối năm, nhất là khi triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên nhiều. Vì vậy, vị này đề nghị NHNN xem xét sớm nới room tín dụng cho BIDV và các tổ chức tín dụng khác để triển khai chương trình được thông suốt.
Ngân hàng nào sẽ được nới room?
Mặc dù nới room tín dụng đang là mong muốn của các ngân hàng, nhưng nhiều lo ngại đặt ra khi tín dụng tăng trưởng nóng sẽ dẫn đến kiểm soát lạm phát khó khăn.
Theo chuyên gia kinh tế PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, nới room tín dụng không phải dễ dàng với tất cả ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, bởi cần phải cân đối với mức lạm phát để đưa ra ngưỡng tăng trưởng hợp lý. Hơn nữa, NHNN cũng đã và đang có chủ trương kiểm soát chất lượng các khoản vay, nên các ngân hàng phải cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng.
Đặc biệt, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, nguyên tắc của NHNN là những ngân hàng nào không sử dụng hết room tín dụng sẽ được chuyển sang cho ngân hàng khác. Theo như báo cáo tài chính của các ngân hàng trong quý 1/2022, nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất cao nhưng cũng có ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí là sụt giảm so với cùng kỳ như NCB, KienlongBank, PG Bank...
Hơn nữa, nhiều dự báo cũng cho rằng, một số ngân hàng sẽ được ưu tiên hoặc có lợi thế để được NHNN xem xét nới room. Chẳng hạn, các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, Vietcombank và MB có thể có lợi thế về tăng trưởng tín dụng do hai ngân hàng này có kế hoạch tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng "0 đồng". Còn theo nhận định của các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, nhiều khả năng MB sẽ được cấp room tín dụng cao lên tới khoảng 30-35%.
Nhưng các chuyên gia của SSI cũng cho rằng, room tín dụng năm 2022 dao động từ 7-15%, mức này cũng đã cao hơn hạn mức năm 2021 ở hầu hết ngân hàng. Vì thế, tăng trưởng tín dụng năm 2022 của các ngân hàng sẽ duy trì ở mức cao. Do vậy, nhiều ngân hàng đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 ở mức rất khả quan. Chẳng hạn, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% và có lưu ý là phụ thuộc vào room mà NHNN cấp; MB đặt mục tiêu tăng 16%; Vietcombank là 12%; ACB là 10%; Viet Capital Bank là 15%...
Trước những vấn đề này, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết cơ quan này sẽ tính toán việc bơm thêm vốn cho nền kinh tế qua kênh tín dụng một cách hợp lý, giúp tạo dư địa cho các ngân hàng triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, nhưng vẫn phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, phù hợp với chính sách lãi suất và các quan hệ vĩ mô khác. Ngay từ đầu năm, NHNN cũng đã xác định tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 là khoảng 14% nhưng có điều chỉnh để phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK