Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao: Kỳ 3: Việt Nam cần lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn để nâng tầm phát triển kinh tế
Bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam. |
Theo bà, đâu sẽ là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của thị trường lao động Việt Nam?
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, và sau đó sẽ tiếp tục hướng tới vị thế quốc gia có thu nhập cao. Thách thức lớn nhất ở đây là những thế mạnh đã giúp Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình thấp không nhất thiết là những yếu tố sẽ đẩy đất nước lên cấp độ cao hơn.
Ngành công nghiệp chế tạo với giá trị gia tăng thấp chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực FDI hiện tại đã và đang là công cụ khởi đầu cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một nền công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn với đổi mới, sáng tạo, và một lực lượng lao động có kỹ năng là cần thiết để đảm bảo nền kinh tế có thể phát triển hơn nữa.
Giờ đây, người sử dụng lao động đòi hỏi những nhân tài với kỹ năng cao hơn với hệ thống giáo dục và đào tạo nghề vận hành hiệu quả hơn và các hệ thống giáo dục cao hơn.
Việt Nam sẽ cần một mô hình tăng trưởng mới để thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và tăng trưởng bền vững. Điều này đòi hỏi một thị trường lao động được hiện đại hóa. Một thị trường lao động với những sinh viên tốt nghiệp từ một hệ thống phát triển kỹ năng chất lượng cao được người sử dụng lao động tin tưởng đầu tư thời gian và nguồn lực. Đó là một thị trường lao động với cơ chế bảo trợ xã hội toàn dân và có những thiết chế thị trường lao động được điều chỉnh theo những thay đổi của bản thân thị trường lao động đó.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có năng suất lao động thấp trong khu vực. Bà có nhận xét gì về nhận định này, và theo bà Việt Nam cần làm gì để cải thiện năng suất lao động?
Năng suất lao động thể hiện tổng sản lượng do mỗi đơn vị lao động tạo ra trong một khoảng thời gian tham chiếu nhất định. Về bản chất, chỉ số này một mặt xét đến giá trị kinh tế được tạo ra bởi toàn bộ nền kinh tế, đồng thời cũng xét đến có bao nhiêu người lao động (bất kể là lao động làm công ăn lương hay lao động tự làm) nền kinh tế đó cần để tạo ra được lượng giá trị đó.
Phía trên, tôi có nói rằng một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam là để đất nước tiếp tục phát triển kinh tế hơn nữa thì không thể dựa trên một mô hình tăng trưởng và phát triển giống như trước đây. Ở đây, năng suất lao động là một ví dụ nữa cho thấy điều này.
Một yếu tố then chốt đóng góp cho sự tăng trưởng năng suất của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua là sự chuyển dịch từ nông trại sang nhà máy. Gần 1/3 lực lượng lao động đã chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, có lẽ Việt Nam đã gần chạm đến điểm cận biên để sự chuyển dịch này có thể tiếp tục góp phần tăng năng suất. Giờ đây vấn đề quan trọng là phải tìm kiếm các giải pháp mới để tăng năng suất.
Quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là một rào cản đối với tăng năng suất. Trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ, chẳng hạn như ngành sản xuất, chỉ có một số doanh nghiệp lớn, hiệu năng cao, còn lại đa phần là các doanh nghiệp khá nhỏ.
Có nhiều yếu tố giúp cải thiện năng suất lao động, và trong đó một số yếu tố có liên quan tới quy mô của doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc tích lũy thiết bị, cải thiện tổ chức sản xuất cũng như cơ sở vật chất và việc tạo ra công nghệ mới, tất cả đều là những yếu tố giúp tăng năng suất. Những doanh nghiệp có quy mô lớn với điều kiện kinh tế tốt hơn thì sẽ dễ áp dụng những yếu tố đó hơn. Kỹ năng của người lao động cũng đóng vai trò quan trọng và doanh nghiệp nhỏ thì khó có khả năng đầu tư cho phát triển kỹ năng hơn là những doanh nghiệp lớn.
Cuối cùng, sức khỏe và an toàn của người lao động, điều kiện làm việc tốt, cho phép người lao động có tiếng nói và có cơ hội được đào tạo là những yếu tố quan trọng để cải thiện năng suất.
Nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Bà có lời khuyên nào dành cho người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam để họ có thể nắm bắt được những cơ hội do sự thay đổi trong thế giới việc làm mang lại?
Lời khuyên của tôi dành cho đại diện của người sử dụng lao động và người lao động là hãy cùng tham gia. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn của tương lai việc làm và hiện thực hóa tầm nhìn đó. Một ví dụ thực tế là phát triển kỹ năng. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp và công tác quản trị hệ thống này.
Trong khi Chính phủ có trách nhiệm tổng quan để có được một dân số và lực lượng lao động được giáo dục tốt vì lợi ích của nền kinh tế và xã hội của đất nước, thì doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động cũng có vai trò quan trọng trong trách nhiệm này. Người sử dụng lao động là người kết nối với nhu cầu về kỹ năng của thị trường lao động. Vị trí cần tuyển dụng của họ thể hiện điều gì đang diễn ra trên thị trường lao động về nhu cầu kỹ năng. Mặt khác, đại diện của người lao động sẽ đóng vai trò đảm bảo việc phát triển kỹ năng không chỉ chuẩn bị cho người lao động sẵn sàng đảm nhận một công việc cụ thể trong một doanh nghiệp nhất định mà đó là cơ hội để tiếp cận với việc làm thỏa đáng. Mỗi chủ thể trong 3 chủ thể này có vai trò và trách nhiệm thực hiện vai trò của mình trong việc phát triển kỹ năng.
Xin cảm ơn bà!
Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thống kê cho thấy lực lượng lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện chỉ mới khoảng 66%, trong đó chỉ có 26% là có văn bằng chứng chỉ. Con số này rất thấp so với khu vực và trên thế giới. Thêm nữa, tác phong làm việc, kỹ năng và ý thức nghề nghiệp, thể chất... cũng là những yếu tố quan trọng làm nên một lực lượng lao động chất lượng cao. Các khảo sát của Cục Việc làm cho thấy những thành tố này đang thiếu và yếu trên diện rộng. Theo đó, câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để xây dựng được nguồn lao động chất lượng cao ngay trong đội ngũ người lao động đang có việc làm và cả những người đang tìm việc? Đặc biệt phải nâng cao hơn nữa tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao ý thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh mới, trong kỷ nguyên mới với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, của khoa học. Để làm được như thế là sự vào cuộc của nhiều bộ ngành, chính quyền các cấp nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đồng hành với cơ sở đào tạo và lấy người lao động làm trọng tâm. Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, nguyên Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM: Nhân lực chất lượng cao luôn là mục tiêu của cả quốc gia và của các doanh nghiệp. Đó cũng là đích đến của tất cả các tổ chức, đoàn thể xã hội để xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có nhiều đóng góp cho tổ chức, cho xã hội. Theo quan sát của chúng tôi, người lao động chất lượng cao luôn có nhiều sự lựa chọn cho bản thân mình. Họ được chọn nơi làm việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn hoặc có thể là thuận lợi hơn cho họ. Vì thế, các tổ chức và doanh nghiệp hãy có những chính sách ưu việt nhất để giữ chân người lao động có chất lượng bên cạnh việc xây dựng đội ngũ lao động chất lượng. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động chất lượng cao có cơ hội thể hiện năng lực của mình, trong đó ưu tiên cho sự sáng tạo. Có như thế người lao động chất lượng cao mới gắn bó và cống hiến. Thêm nữa, chúng ta cũng nghĩ đến việc thu hút lao động từ nước ngoài cho sự phát triển của từng địa phương bên cạnh việc thu hút người lao động trong nước. Đây có thể là giải pháp hợp lý để hoá giải sự thiếu hụt lao động chất lượng cao hiện nay. Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên HĐQT Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (UpCOM): Trong suốt thời gian làm việc, doanh nghiệp thường xuyên phải đào tạo lại ý thức, tác phong công nghiệp cho người lao động, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các ngành cũng nên đi vào đào tạo nhân lực cao nhất để mang lại hiệu quả cho sản phẩm, tăng năng suất lao động, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. "Người lao động Việt Nam thiếu cả tay nghề và ý thức. Họ phải được đào tạo từ cấp phổ thông, luôn có ý thức hoàn thiện bản thân. Có như vậy, khi đi vào môi trường sản xuất thực tế sẽ có năng suất lao động cao. PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Viện quản trị tinh gọn GKM: Kỹ năng xuất phát từ lý thuyết, thực hành. Thời gian đào tạo lý thuyết - thực hành phải là 20%-80%. Hầu như, đào tạo ở cả 3 bên hiện nay chỉ chú trọng vào lý thuyết trong khi việc phối hợp này phải phù hợp với thực tiễn. Nhà trường chỉ nên đào tạo 20% thời gian, 80% còn lại nên gửi vào doanh nghiệp để nhân lực được đào tạo thực tiễn. Nhà trường có thể chia lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vướng mắc lớn nhất là nhận thức của người Việt Nam luôn coi trọng bằng cấp. Nguồn nhân lực phải luôn trong tâm thế làm thật mới tăng được năng suất lao động, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Phía Nhà trường-Nhà nước-Doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế phối hợp, nhận thức đúng về kỹ năng lao động. Sự chung tay của 3 bên phải được xem là phép nhân, không được xem là phép cộng nữa. Bên nào bằng 0 thì tất cả bằng 0. Dịu - Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới
10:24 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan