Nhu cầu vay vốn tăng, ngân hàng nâng "chất" cho “room” tín dụng
Tín dụng bứt phá ngay từ những ngày đầu năm cho thấy dòng vốn đã khai thông. Ảnh: Agribank |
Khai thông dòng vốn
Mới đây, Nam A Bank đã ký kết hợp tác chiến lược với Nam Miền Trung Group với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm Việt Nam lên đến 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2025. Bên cạnh đó, Nam A Bank còn cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm gia tăng năng lực cho chuỗi 4 nhà gồm: Nhà cung ứng đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc, thiết bị vật tư,…), nhà chăn nuôi, nhà thu mua, chế biến, nhà xuất, nhập khẩu. Đồng thời, Nam Miền Trung Group cam kết sẽ hỗ trợ Nam A Bank tối đa trong việc tiếp cận và khai thác hệ sinh thái khách hàng trong chuỗi 4 nhà nêu trên.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính Năm 2022 được đánh giá là năm phục hồi kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine, lạm phát tại nhiều quốc gia tăng cao cũng tác động rất nhiều đến nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn là nguồn vốn ngân hàng. Nhưng để vay vốn hiệu quả, nhanh gọn, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ thể hiện rõ về mục đích vay, số tiền vay, tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ… Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều kịch bản trong kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính cho 3 năm tới, xây dựng các nguồn dự phòng cũng như đa dạng thị trường, tìm thị trường mới để thay thế các thị trường đang bị khủng hoảng, tạo đầu ra cho sản phẩm. |
Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank chia sẻ, Nam A Bank đang có danh mục gần 10 sản phẩm cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn với trên 100.000 khách hàng cả nước, chiếm gần 1/4 tỷ trọng dư nợ cho vay toàn hệ thống với lãi suất ưu đãi và điều kiện vay linh hoạt.
BIDV cũng có chương trình ưu đãi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có tổng quy mô lên tới 200.000 tỷ đồng, lãi suất linh hoạt chỉ từ 5%/năm. Gói tín dụng triển khai từ nay đến khi hết quy mô gói nhằm giúp khách hàng phát triển kinh doanh, vay tiêu dùng, trở lại cuộc sống “bình thường mới”.
Tương tự, Agribank đã công bố gói tín dụng tiêu dùng trị giá 25.000 tỷ đồng dành cho những khách hàng vượt qua dịch bệnh Covid-19 vay vốn với lãi suất 7,5%/năm qua hình thức phát hành thẻ.
Với các ngân hàng khác, ABBank dành hạn mức lên đến 4.500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 7,29%/năm trong 12 tháng đầu cho các hồ sơ vay có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. MSB cấp hạn mức tín dụng tín chấp đến 500 triệu đồng/khoản vay đối với các nhà xuất khẩu; lãi suất cho vay bằng ngoại tệ chỉ từ 2,5%/năm, bằng VND là 5,5%/năm. Bắc Á Bank triển khai đồng thời nhiều gói ưu đãi cho vay với các giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng…
Theo số liệu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, tính đến cuối tháng 2, tín dụng tăng trưởng 1,82% so với cuối năm 2021, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 0,66%) và về với mức bình thường so với thời điểm chưa xảy ra Covid-19 (tín dụng 2 tháng đầu năm 2019 tăng hơn 1%). Vì thế, theo các chuyên gia, tín dụng bứt phá ngay từ những ngày đầu năm cho thấy dòng vốn đã khai thông, khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau dịch khá tích cực.
Cần linh hoạt hạn mức tín dụng
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) năm 2022 mới đây, nhóm công tác ngân hàng của VBF đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng để các ngân hàng có thể có nhiều dư địa cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cần thiết. Tương tự, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc (BitCham) đề nghị, Việt Nam cần linh hoạt hơn trong việc trao hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng để mở rộng kinh doanh thời kỳ hậu giãn cách xã hội. Từ thực tế các ngân hàng Anh đang hoạt động tại Việt Nam, BitCham cho rằng năm nay nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ triển khai dự án ở Việt Nam nên hạn mức tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng cần nhiều hơn.
Theo thông lệ hàng năm vào cuối quý 1, NHNN sẽ hoàn tất việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Nguyên tắc chung trong phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN là dựa vào quy mô vốn, tỷ lệ an toàn vốn, quy mô khách hàng của từng tổ chức tín dụng, ngoài ra còn có các chỉ tiêu gồm tỷ trọng cao trong cho vay sản xuất kinh doanh hoặc cho vay các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên phát triển…
Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, ứng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5% của Chính phủ. Đặc biệt, năm nay, hệ thống ngân hàng được Chính phủ giao nhiệm vụ cấp bù lãi suất 2% đối với những doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 và có khả năng phục hồi tăng trưởng. Như vậy, khả năng tín dụng sẽ còn tăng mạnh trong những tháng tiếp theo.
Về vấn đề này, bà Trần Thu Hương, Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ của VIB cho hay, NHNN khá thận trọng trong việc cấp room tín dụng đầu năm. Tuy nhiên, bà Hương kỳ vọng trong nửa cuối năm 2022, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, room tín dụng sẽ được nới ra theo nhu cầu tín dụng. Vì thế, các ngân hàng hiện nay không chỉ cần quan tâm đến việc room tín dụng cao bao nhiêu, mà còn cần quan tâm đến việc room tín dụng được sử dụng như thế nào. Chẳng hạn, VIB sẽ dành 90% room tín dụng cấp cho mảng bán lẻ, so với mức trung bình ngành khoảng 35-40%.
Tuy nhiên, những năm qua, hạn mức tăng trưởng tín dụng giao cho mỗi tổ chức tín dụng không cố định, mà định kỳ NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu. Do đó, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn vay vốn của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đưa vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK