Nhiều rào cản hoạt động M&A
Chi phí thực hiện các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản đã tăng khá cao so với giai đoạn trước đây Ảnh: N.H |
Nhiều thách thức
Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu, thị trường M&A của Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC), các yếu tố trở ngại hoạt động M&A gồm tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước đang quá lớn; báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch, định giá quá cao, thời gian thực hiện thương vụ quá dài. Ngoài ra còn có các trở ngại khác liên quan đến yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tiếp cận DN...
Trong đó, tỷ lệ muốn nắm giữ cổ phần của các DN Việt Nam còn ở mức cao được coi là trở ngại lớn nhất cho các hoạt động M&A. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các DN Nhà nước cổ phần hóa mà còn ở các DN tư nhân lớn. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại muốn nắm giữ tỷ lệ chi phối để có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ vốn nhà nước trong các phương án cổ phần hóa DN nhà nước còn cao dẫn đến giảm sức hút cho các nhà đầu tư mua cổ phần.
Một vấn đề lớn ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn ngoại là báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch. Theo các chuyên gia của CMAC, hiện nay nhiều DN Việt Nam vẫn còn hình thức kế toán hai sổ. Điều này làm cho các nhà đầu tư e ngại về tính chính xác của các số liệu tài chính. Bên cạnh đó thông tin tài chính của nhiều DN Nhà nước và DN cổ phần hóa chưa được công bố minh bạch hoặc công bố trên website của DN với thông tin không được cập nhật.
Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các DN Việt Nam định giá quá cao khi bán hoặc kêu gọi vốn. Điều này ảnh hưởng khá quan trọng đến sự thành công của một thương vụ khi hai bên không thống nhất được giá. Trong thời gian qua một số thương vụ thoái vốn DN nhà nước đã không thành công ngoài yếu tố chất lượng DN, yếu tố định giá quá cao cũng là nguyên nhân quan trọng. Trong lĩnh vực bất động sản, cùng với nhu cầu M&A gia tăng trong khi nguồn cung hạn chế chi phí thực hiện các giao dịch chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam ngày càng đắt đỏ hơn với mức định giá cao hơn từ 50-70% so với giai đoạn trước.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cho biết phải mất khá nhiều thời gian để thực hiện thương vụ, trong đó phần lớn thời gian là tìm hiểu thông tin, rà soát đặc biệt và trao đổi thông tin với đối tác. Đặc biệt về phía DN nhà nước, quá trình cổ phần hóa thoái vốn cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.
Một trở ngại lớn khác được các nhà đầu tư đưa ra là không có nhiều cơ hội chất lượng. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các DN có quy mô lớn. Trong khi vốn điều lệ của đa số các DN niêm yết tại Việt Nam mới ở mức từ 50-80 tỷ đồng, tương đương từ 2-4 triệu USD, vốn hóa khoảng 5-10 triệu USD. Nhiều DN nhỏ hơn và có sức cạnh tranh yếu không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó lực lượng trong DN nhà nước còn đông, năng suất lao động thấp, lao động có tay nghề cao còn thiếu và yếu, thiết bị còn lạc hậu, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, thiếu hiệu quả...
Theo CMAC, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam chỉ đạt 1,9 tỷ USD bằng 53% so với cùng kỳ năm 2018 (3,55 tỷ USD). Dự báo đến hết năm 2019, giá trị M&A có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD bằng 88,16% so với năm 2018. |
Làm gì để thúc đẩy tăng trưởng M&A?
Theo các chuyên gia để thúc đẩy hoạt động M&A thị trường Việt Nam cần có thêm những nguồn hàng tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa nhưng tỷ lệ cổ phần nhà nước vẫn còn quá cao và nhiều năm chưa lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược. Nhà nước nên đặt mục tiêu mỗi năm thoái vốn được từ 1-2 DN lớn có tính chất dẫn dắt thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý và thực thi liên quan đến hoạt động M&A cần được hoàn thiện và tháo tháo gỡ các rào cảm cũng như vấn đề giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư, vấn đề quy hoạch, thuế cho các giao dịch M&A... Các DN Việt Nam cả DN nhà nước cổ phần hóa và DN tư nhân cần minh bạch hơn về thông tin DN và thông tin tài chính để nhà đầu tư có thể tiếp cận được thông tin...
Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thị trường M&A tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội với sự tác động tích cực từ tăng trưởng kinh tế trong nước và quá trình hội nhập sâu rộng và toàn diện, sau khi CPTTP có hiệu lực và EVFTA được ký kết. Bên cạnh đó Việt Nam đang đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DN nhà nước. Theo danh mục DN thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ thì trong giao đoạn 2019-2020 sẽ có 93 DN nhà nước phải thực hiện cổ phần hóa. Đồng thời Chính phủ đang có nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Theo thống kê đến cuối năm 2018, cả nước đã có 714.000 DN đang hoạt động. trong số này có rất nhiều DN tư nhân Việt Nam lớn mạnh có đủ sức trở thành đối tác quan trọng của các DN nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, tất cả các yếu tố trên sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam không chỉ ở các khoản đầu tư mới mà cả việc mở rộng các dự án sẵn có giúp nâng cao năng lực sản xuất –kinh doanh của nền kinh tế. Và không gì giúp các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng thâm nhập và hưởng lợi ích từ Việt Nam bằng việc thực hiện các thương vụ M&A. Đây là lý do khiến cho thị trường M&A tiếp tục sôi động.
“Tuy nhiên để thị trường M&A tận dụng được cơ hội và thực sự bứt phá đòi hỏi phải có quyết tâm và sự thay đổi mạnh mẽ nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư- kinh doanh, khơi thông dòng vốn trong nước và quốc tế vào lĩnh vực M&A”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK