Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nguy cơ bị EU áp dụng phòng vệ thương mại
Kiện phòng vệ thương mại 6 tháng đầu năm cao hơn cả năm 2019 | |
Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều rủi ro kiện phòng vệ thương mại |
Thép Việt ngày càng đối mặt với nhiều vụ việc liên quan tới phòng vệ thương mại. Ảnh: ST |
Ba mặt hàng có nguy cơ cao
Thông tin trên được đưa rại tại Hội nghị tập huấn Công tác phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA do Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM ngày 21/8.
Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, EU là thị trường mang lại thặng dư thương mại rất lớn cho Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Cụ thể, trước khi EVFTA có hiệu lực, thặng dư thương mại của EU với Việt Nam ở mức 26 tỷ USD và con số này sẽ còn gia tăng khi EVFTA có hiệu lực.
Trong khi đó, EU hiện là một trong ba thị trường áp dụng phòng vệ thương mại nhiều nhất. Do đó, khi mức độ thặng dư thương mại của EU với Việt Nam tăng lên, khả năng EU áp dụng phòng vệ thương mại với Việt Nam là rất lớn. Vậy đâu là những mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại?
Bà Giang phân tích, trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang EU, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là điện thoại, linh kiện điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử, thiết bị máy vi tính với kim ngạch là 17 tỷ USD. Tuy nhiên, chủ thể của 17 tỷ USD đều là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu và trong đó Việt Nam chỉ đóng góp một phần nhỏ, trong khi EU góp một phần tương đối lớn. Do đó, bà Giang đánh giá nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại đối với nhóm mặt hàng này tương đối thấp.
Nhóm mặt hàng thứ hai có kim ngạch xuất khẩu vào EU tương đối lớn là giày dép. Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc đặt nhà máy ở Việt Nam, thuê nhân công tại Việt Nam để gia công cho các thương hiệu của EU, Hoa Kỳ. Dù không ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam, nhưng theo bà Giang, nếu các doanh nghiệp FDI này di dời nhà máy sang nước khác thì hàng trăm nghìn công nhân Việt Nam sẽ bị mất việc. Do đó, vẫn cần lưu tâm tới việc ngăn chặn nguy cơ EU áp dụng phòng vệ thương mại đối với giày dép của Việt Nam.
Thứ ba là các mặt hàng liên quan tới dệt may. Theo đó, sợi là mặt hàng tương đối nhạy cảm tại EU và đã bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp tương đối nhiều. Khi EVFTA được thực thi, với lợi thế về thuế, các doanh nghiệp sẽ đầu tư sản xuất sợi tại Việt Nam để xuất khẩu sang EU. Khi đó mặt hàng sợi sẽ bị xếp vào nhóm nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại.
Tiếp đến là nhóm hàng liên quan đến nông, thủy sản. Trong đó nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU khoảng hơn 2 tỷ USD và thủy sản là 1,25 tỷ USD. Nông thủy sản có mức nhạy cảm số 1 với EU vì EU là nền kinh tế đứng đầu thế giới về trợ cấp nông nghiệp.
Bà Giang cũng chỉ ra ba mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại, dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chưa lớn. Trong đó, thép là mặt hàng được EU bảo hộ chỉ thua nhóm hàng nông nghiệp.
Đối với mặt hàng gỗ, năm 2019 Việt Nam xuất khẩu trên 6 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó EU là thị trường lớn thứ ba. Trong khi đó, gỗ cũng là mặt hàng EU thường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, do trong 25 nước thành viên EU, có những quốc gia chuyên sản xuất đồ cao cấp, nhưng cũng có quốc gia sản xuất các sản phẩm thông thường. “Chỉ cần 1-2 nước bị ảnh hưởng, EU vẫn sẽ sẵn sàng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất” – bà Giang cho biết.
Một mặt hàng nữa cũng có nguy cơ cao là xe đạp. Thời gian qua Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được khá nhiều thông tin từ đại diện của phái đoàn của EU tại Việt Nam đề nghị làm rõ tình trạng xuất khẩu đồ gỗ, xe đạp sang EU. Trong đó đề nghị kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và đưa ra cảnh báo về việc xuất khẩu đang tăng nhanh. Một số doanh nghiệp của EU cho rằng hàng hóa của Việt Nam đã gây thiệt hại cho sản xuất của họ.
Không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ
Theo Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương, giai đoạn 2019 - 2020 chứng kiến xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại tại nhiều nước, khu vực trên thế giới. Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam đang phải ứng phó với 27 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau.
Trong bối cảnh đó, ông Phùng Gia Đức, Phó Trưởng phòng Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đơn vị này sẽ luôn duy trì các kênh liên lạc với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nhiều nước, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội và doanh nghiệp để kịp thời cập nhật vụ việc phòng vệ thương mại.
Bên cạnh đó, Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ quan điểm phản bác các lập luận thiếu căn cứ, vi phạm quy định WTO của nguyên đơn khởi kiện hay cơ quan điều tra nước ngoài cũng như cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời trên cơ sở yêu cầu của cơ quan điều tra đối với Chính phủ và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý vụ việc.
Đối với doanh nghiệp, ông Đức cũng khuyến nghị, cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài bằng cách không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
Tin liên quan
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK