Nhiệt điện than sẽ tiếp tục đóng vài trò quan trọng trong nguồn cung điện
Nhiệt điện than gánh "trọng trách"
Phát biểu khai mạc Hội thảo "Cần có cái nhìn đúng về nhà máy nhiệt điện than" do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) và Báo Lao động tổ chức sáng nay (13/12), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: Trong giai đoạn 2016-2030, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP với kịch bản cơ sở bình quân 7,0%, tương ứng với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc ở phương án cơ sở giai đoạn 2016-2020, 2021-2025 và 2026 -2030 là 10,6%, 8,5% và 7,5%.
Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển cần phát triển nguồn điện hài hòa nhất là trong bối cảnh các thuỷ điện vừa và lớn cơ bản đã khai thác hết, các nguồn điện khác còn hạn chế. Đơn cử như nguồn khí, hiện tổng công xuất nhiệt điện khí (dùng khí đốt trong nước) đưa vào cân đối dài hạn chỉ dừng ở mức trên 12.000 MW với sản lượng điện khoảng 63 tỷ kWh/năm. "Do đó trong giai đoạn sắp tới, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia", Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nói.
Theo ông Lê Văn Lực-Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Từ năm 2016 đến nay, ngành điện đã đảm bảo cung cấp đủ điện, công tác đảm bảo môi trường ngày càng tiến bộ, không xảy ra sự cố nào về môi trường do các dự án điện gây ra.
Nguồn thuỷ điện lớn và vừa cơ bản đã khai thác hết. Điện năng sản xuất từ thuỷ điện năm 2030 chỉ chiếm khoảng 12,4%. Điện hạt nhân đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 31 về việc đừng đầu tư thực hiện. Đối với nguồn điện nhập khẩu hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 1.000 MW từ Trung Quốc và Lào. Con số dự kiến sẽ tăng từ 3-5 lần trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng Chính phủ khung giá điện để làm cơ sở đàm phán mua điện nhập khẩu. Tuy nhiên, tiềm năng mua cũng hạn chế và giá điện khả năng phải tương đương giá khu vực.
Đối với nhiệt điện khí trong nước, trữ lượng các mỏ bắt đầu suy giảm, chi phí sản xuất điện cao do giá khí cao, sơ bộ giá điện khoảng 2.700-2.800 đ/kWh. Nguồn nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu phụ thuộc vào giá thị trường thế giới. Nguồn năng lượng tái tạo thì giá điện cao, vận hành không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết và cần có nguồn dự phòng.
"Nguồn nhiệt điện than có giá hợp lý, có vai trò quan trọng trong việc cung ứng điện, lượng điện năng sản xuất năm 2030 của nhiệt điện than chiếm trên 53% tổng sản lượng điện của hệ thống. Đến năm 2030 và nhiều năm tiếp theo, nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện mới đảm bảo cung cấp đủ điện với giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế xã hội đất nước” ông Lê Văn Lực khẳng định.
Công nghệ không thua kém khu vực
Trên thực thế, thời gian qua có không ít ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề phát triển nhiệt điện than, chủ yếu là bởi lo ngại tình trạng ô nhiễm môi trường.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Tân Bình-Trưởng ban Khoa học công nghệ - Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay: Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than của EVN đang sử dụng công nghệ hiện đại không thua kém các nhà máy trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Điều này đã được Trung tâm năng lượng than Nhật Bản (JCOAL) đánh giá cao tại Hội nghị bàn về phát triển nhiệt điện than với công nghệ hiệu suất cao, thân thiện môi trường tổ chức đầu năm 2018.
Cùng với đó, các giải pháp về môi trường luôn được áp dụng đồng bộ, tuân thủ nghiêm ngặt công tác bảo vệ môi trường, vận hành hiệu quả và giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường xung quanh. Hiện nay, các kết quả đo đạc, phân tích cho thấy phát thải của các nhà máy thường thấp hơn nhiều lần so với quy chuẩn môi trường quy định.
"Tình hình tiêu thụ tro xỉ đối với các nhà máy nhiệt điện than được EVN xử lý tương đối tốt. Nhiều đối tác liên hệ với các nhà máy để tiêu thụ tro xỉ trong các lĩnh vực phụ gia bê tông, phụ gia xi măng, gạch không nung…", ông Bình nói.
Ông Phạm Anh Dũng-Phó Vụ trưởng Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đưa ra phân tích: Nguồn thải từ nhiệt điện than gồm có khí thải lò hơi; nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nước làm mát và chất thải rắn thông thường (bao gồm tro, xỉ), nguy hại. Hiện, đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này và các nhà máy cơ bản đã làm rất tốt.
Một số chuyên gia đánh giá: Nhiệt điện than với công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường vẫn mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống điện vì diện tích chiếm đất ít, sản lượng điện lớn, ổn định, giá thành sản xuất hợp lý hơn các nguồn điện khác (giá nhiệt điện than thấp chỉ sau thủy điện). Bên cạnh đó, vấn đề môi trường đã và đang được kiểm soát, giám sát chặt chẽ bởi Chính phủ, các bộ, ngành cũng như các tổ chức xã hội và nhân dân nơi có dự án.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, cả nước sẽ có hơn 70 nhà máy nhiệt điện than. Dự kiến giai đoạn 2018-2022, tổng công suất các nguồn điện đưa vào vận hành là 34.864 MW, trong đó nhiệt điện than là 26.000 MW. Tuy nhiên, thực tế tới nay mới chỉ có 7 dự án nhiệt điện than đã được khởi công và đang triển khai xây dựng với công suất 7.860 MW, còn thiếu 18.000 MW theo yêu cầu. |
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK