“Nhắm” đích 20 tỷ USD, gỗ Việt vẫn thấp thỏm lo gian lận thương mại
“Về đích” 13 tỷ USD năm nay, xuất khẩu gỗ “nhắm” 14,5 tỷ USD năm tới | |
Thúc đẩy xuất khẩu gỗ cao su thông qua việc tuân thủ VNTLAS | |
Mỗi tháng ngành gỗ thu về trên 1 tỷ USD xuất khẩu |
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Xuất khẩu lâm sản thứ 2 châu Á
Phát biểu tại Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 diễn ra sáng nay 1/12 tại thành phố Vinh (Nghệ An), Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt trên 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019.
Giá trị xuất khẩu lâm sản tiếp tục đứng đầu khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới; giá trị lâm sản xuất siêu đạt trên 10 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đánh giá, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước cùng với các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được Việt Nam ký kết như: Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA)...
Về thuế suất, các nước ký FTA thường đưa ưu đãi mức thuế nhập khẩu về 0% ngay hoặc trong 4-6 năm cho ngành gỗ Việt Nam; giúp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ các nước xuất khẩu gỗ khác.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, thuận lợi, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh, ngành gỗ đã, đang và sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong thời gian tới.
Về yếu tố khách quan, đó là sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất chính trên thế giới, cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng,…; sự gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN.
Bên cạnh đó, các quốc gia trồng rừng và cung cấp nguyên liệu lớn trong khu vực đã và đang có các chính sách hạn chế, quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu.
Ở góc độ chủ quan theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam phần lớn chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững (đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến; chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng…).
Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (như nhiều nhân công, lao động rẻ) không còn chiếm ưu thế như trước. Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cũng nhắc tới yếu tố Việt Nam chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức bật cho toàn ngành, do đó ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát, tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của toàn ngành.
Nỗi lo gian lận thương mại
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, kinh tế rừng có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển đất nước. Năm 2021, toàn ngành phấn đấu xuất khẩu đạt 14 tỷ USD và năm 2025 là 20 tỷ USD.
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục tiêu 14 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh. |
Muốn đạt được kết quả này, cần chú trọng các khâu tổ chức sản xuất, chế biến, đặc biệt là tổ chức thị trường. “Thị trường thế giới còn tiềm năng rất lớn. Thị trường trong nước với 100 triệu dân, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng là dư địa để tập trung ngành hàng chế biến”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Để phát huy thế mạnh, tiềm năng của ngành chế biến gỗ, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai thác các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi, tiềm năng.
Ở góc độ đảm bảo nguyên liệu cho ngành gỗ, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng cao.
Xem xét việc miễn kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu khi các nước xuất khẩu gỗ cho Việt Nam đã có giấy kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu…
Từ góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập cũng nhấn mạnh vào góc độ gian lận thương mại.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo ra cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt nhằm thay thế các mặt hàng gỗ của Trung Quốc tại Mỹ. Tuy nhiên điều này cũng làm phát sinh ra các rủi ro về gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ, đầu tư “núp bóng” từ một số doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam.
Chính phủ Mỹ đang điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam là một trong những kết quả rõ nét nhất về tác động tiêu cực của rủi ro này đối với ngành gỗ Việt. Các tín hiệu rủi ro tiếp tục xuất hiện trong một số mặt hàng khác, đặc biệt là tủ bếp và ghế sofa.
“Chúng tôi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo tăng cường cơ chế về kiểm soát chống lẩn tránh, trốn xuất xứ; kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ thông tin, kỹ năng, kiến thức cho các Hiệp hội gỗ về phản biện trong lĩnh vực này; kiến nghị Bộ Tài chính, đặc biệt là Tổng cục Hải quan, tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu bán thành phẩm đã qua sơ chế để sản xuất các mặt hàng gỗ đang bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ”, Chủ tịch Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Tin liên quan
Lạng Sơn: Thách thức mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:01 | 03/11/2024 An ninh XNK
Chủ động phương án chống buôn lậu dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025
09:00 | 26/10/2024 An ninh XNK
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK