Nghịch lý nước nông nghiệp chi hàng tỷ USD nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi- Bài 2: Sản xuất manh mún, thiếu tầm nhìn
Bài 1: Phụ thuộc 70% nguyên liệu nhập khẩu và hệ lụy | |
Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm? |
Dù không có lợi thế tuyệt đối, song Việt Nam vẫn có thể quy hoạch những vùng có thể trồng ngô sinh khối hoặc ngô lấy hạt để sử dụng làm nguyên liệu TACN. Ảnh: N.Thanh |
Nhu cầu tăng, nguồn nguyên liệu giảm
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 10 năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm. Trong đó, ngành gia cầm có sự tăng trưởng nhanh nhất, đạt bình quân 7-8%/năm về đầu con và 11-12% về sản lượng thịt, trứng.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất TACN công nghiệp ở Việt Nam cũng tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm. Dự báo, nhu cầu về nguyên liệu TACN của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm.
Nhu cầu ngày một tăng lên, song nguồn cung nội địa lại không tăng trưởng tương xứng. Một chuyên gia công tác lâu năm trong lĩnh vực này chia sẻ với phóng viên Tạp chí Hải quan: 10 năm qua, lượng TACN NK liên tục tăng lên. Lý do là bởi bình quân mỗi năm, quy mô đàn gia súc của Việt Nam tăng trung bình 4-5%, nhu cầu thức ăn tăng lên, nhưng lượng thức ăn trong nước lại không tăng tương ứng, thậm chí còn giảm đi.
“Diện tích trồng ngô thời điểm cao điểm lên tới 1,2 triệu ha nhưng hiện nay đã giảm đi đáng kể. Tương tự, diện tích sắn cũng giảm đi. Diện tích lúa của Việt Nam cũng có giới hạn, ngày càng giảm đi trong khi năng suất chỉ tăng lên một chút. Sản lượng lúa của Việt Nam khoảng 45 triệu tấn/năm, tương ứng với khoảng 4,5 triệu tấn cám. Nhìn tổng thể, trong khi lượng ngô giảm, sắn giảm, cám giữ nguyên không tăng đáng kể trong bối cảnh đàn vật nuôi tăng, đương nhiên NK nguyên liệu TACN tăng lên là điều không tránh khỏi”, vị chuyên gia này nói.
Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây Lương thực, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm: hiện tổng diện tích trồng ngô ở Việt Nam dao động từ 900.000 -1,1 triệu ha. Thời gian qua, diện tích trồng ngô giảm đáng kể do giá thành sản xuất cao, chi phí lớn, năng suất chưa cao dẫn tới lợi nhuận hạn chế.
Diện tích các cây trồng chủ lực (bao gồm chủ yếu là ngô, khoai lang, sắn, đậu tương và cỏ chăn nuôi) cung cấp nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi ở Việt Nam năm 2020 (Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). |
Không có lợi thế trồng cây nguyên liệu
Nhìn nhận một cách tổng quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân mấu chốt nhất khiến cho Việt Nam khó tăng nguồn cung nội địa là bởi Việt Nam không có lợi thế sản xuất nguyên liệu TACN so với các nước chuyên sản xuất mặt hàng này.
Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam thấp, trong khi số lượng cây trồng rất phong phú, nhất là cây ăn trái, rau quả, cây công nghiệp dẫn tới sự tranh chấp về nguồn đất đai. Việt Nam không có những vùng lớn để chuyên trồng cây nguyên liệu TACN. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, tất cả hệ thống thủy lợi cũng như tư duy, thói quen canh tác tại Việt Nam chủ yếu quen với trồng lúa. Trên thực tế, ngay từ năm 2014, Chính phủ đã có chủ trương cho phép thí điểm chuyển đổi 200.000 ha diện tích đất trồng lúa tại vùng ĐBSCL sang trồng ngô nhưng không thành công. Tại thời điểm đó khi đem lên “bàn cân” so sánh giữa giá ngô và giá lúa thấy rằng, trồng lúa để XK gạo vẫn đem lại hiệu quả cao hơn.
Xung quanh câu chuyện phát triển nguyên liệu TACN trong nước, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi trả lời nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đầu tháng 6/2022 chia sẻ: khi làm việc với các tổ chức nước ngoài, họ rất bất ngờ về sự manh mún đất đai cũng như quy mô sản xuất của Việt Nam. Đơn cử một nguyên liệu chủ yếu để sản xuất TACN và thức ăn thủy sản là ngô, tổng diện tích sản xuất ngô của thế giới để phục vụ cho TACN là 200 triệu ha, trong khi đó của Việt Nam hiện nay chỉ xấp xỉ 1 triệu ha.
“Riêng thị trường NK nhiều ngô nhất là Mỹ cũng có diện tích là 30 triệu ha, gấp 30 lần quy mô của Việt Nam. Quy mô sẽ quyết định giá thành để cạnh tranh và quyết định việc ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất", ông Lê Minh Hoan nêu thực tế.
Một số chuyên gia nông nghiệp trong quá trình chia sẻ với phóng viên Tạp chí Hải quan về câu chuyện tưởng như nghịch lý là đất nước nông nghiệp nhưng lại chi nhiều tỷ USD mỗi năm để NK nguyên liệu TACN bày tỏ suy tư rằng, kết luận như vậy có phần hơi “oan” cho ngành nông nghiệp. Đó là bởi, thực tế Việt Nam cũng đã tiến hành chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp canh tác kém hiệu quả sang trồng ngô, trồng đỗ tương song kết quả thu về không như kỳ vọng, điển hình là năng suất thấp không thể cạnh tranh.
Cụ thể, trong khi đỗ tương Việt Nam có năng suất trung bình đạt khoảng 2 tấn/ha thì tại các nước như Brazil, Mỹ đạt 4,5-5 tấn/ha. Tương tự, năng suất với ngô lần lượt có mức chênh lệch tương ứng là 4,5 tấn/ha và 8-10 tấn/ha. Như vậy, xét về yếu tố tự nhiên hay thói quen canh tác, điều kiện canh tác của Việt Nam đều không thuận lợi. Nếu Việt Nam cố gắng đẩy mạnh phát triển trồng ngô lấy hạt, đỗ tương bằng mọi giá thì vẫn có thể tăng sản lượng lên nhưng tính cạnh tranh khá kém.
Việt Nam là nước XK gạo “top” đầu thế giới, bởi vậy trong “bài toán” tăng tính tự chủ nguồn nguyên liệu TACN, không ít ý kiến cũng đề cập tới vấn đề sử dụng loại gạo làm TACN cho phù hợp thay vì chỉ mải miết tập trung XK. Ở khía cạnh này, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng: đây là bài toán kinh tế, trong khi 1 kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000 đồng, còn 1 kg gạo ít nhất cũng khoảng 12.000-13.000 đồng/kg.
“Diện tích đất của Việt Nam phần lớn là trồng lúa và phù hợp với trồng lúa. Hiện, bà con đã chuyển 1 phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, theo mục tiêu sẽ có 500.000 ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất TACN”, ông Chinh thông tin thêm.
Mặc dù không có lợi thế tuyệt đối, song “tư lệnh” ngành nông nghiệp Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh: “Trong tương đối, Việt Nam vẫn có thể quy hoạch những vùng có thể trồng ngô sinh khối hoặc ngô lấy hạt để sử dụng làm nguyên liệu TACN. Bộ NNPTNT cũng đang xây dựng đề án tự chủ phần nào nguyên liệu phục vụ cho nông nghiệp, kể cả TACN, thủy sản”.
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan