Facebook Twitter youtube Tiktok

Ngành thực phẩm thay đổi mạnh mẽ trong đại dịch

(HQ Online) - Trong cơn bão Covid-19, trong khi hàng loạt ngành hàng gặp khó khăn, chế biến thực phẩm lại nổi lên với sự tăng trưởng tích cực. Điều gì đã giúp ngành thực phẩm có thể "lội ngược dòng" giữa thời điểm cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều đang chìm trong khó khăn?
Trung Quốc siết chặt kiểm tra quá cảnh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu
Doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống chuyển đổi và thích ứng nhanh
Đại biểu tìm hiểu các sản phẩm được giới thiệu bên lề lễ khai mạc Vietnam Foodexpo 2020. Ảnh: N.H
Đại biểu tìm hiểu các sản phẩm được giới thiệu bên lề lễ khai mạc Vietnam Foodexpo 2020. Ảnh: N.H

Doanh nghiệp chủ động

Cú "sốc" của đại dịch Covid-19 đã tác động lớn tới ngành thực phẩm Việt Nam. Chuỗi cung ứng nguyên liệu bị “đứt gãy”, tiêu thụ trong nước sụt giảm, đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ hoặc giảm đáng kể, hoạt động logistics, vận tải hàng hóa bị đình trệ, ùn tắc tại các cảng, hàng hóa và dòng vốn đều thiếu hụt hoặc dồn ứ tại kho.

Trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải duy trì trách nhiệm xã hội tối đa khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch Covid-19. Bên cạnh đó, những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng cũng có những ảnh hưởng trái chiều lên doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược thay đổi và ứng phó thích hợp.

Chia sẻ tại Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam được tổ chức ngày 9/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty CP Nafoods Group cho hay, khi dịch Covid-19 xảy ra, Nafoods phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi việc xuất khẩu quả tươi bị ùn ứ, phải đưa về để chế biến. Tại các thị trường xuất khẩu lớn, hàng loạt đơn hàng bị chậm, hủy, dòng tiền về chậm do khách hàng chưa thanh toán, trong khi ngân hàng chưa kịp hỗ trợ nhưng công ty vẫn phải mua nông sản của nông dân theo hợp đồng đã ký kết.

“Khó khăn nhất là ở logistics, chúng tôi xuất khẩu quả tươi sang EU theo đường hàng không với chi phí là 3 USD/kg, nhưng khi xảy ra dịch, cước phí có lúc tăng gấp đôi, thậm chí có thời điểm không đi được, chi phí đi bằng đường biển cũng tăng 40-50%, gần đây lại thêm tình trạng thiếu container rỗng để xuất khẩu…” – ông Hùng chia sẻ.

Nhưng ngay trong thời điểm khó khăn, Nafoods đã từng bước thích ứng và tìm kiếm cơ hội. Trước tiên là tận dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất và tăng cường các hoạt động trực tuyến để tìm kiếm khách hàng, đồng thời thay đổi lại hệ thống quản trị. Đặc biệt, ông Hùng chia sẻ, trong thời gian dịch bệnh, công ty đã cắt giảm được rất nhiều chi phí, nhờ đó duy trì được tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng của Nafoods tiêu thụ rất tốt qua kênh online. Điển hình như các sản phẩm sấy dẻo được mua rất nhiều tại Nga và các thị trường nói tiếng Nga. Cụ thể, mỗi tháng Nafoods xuất khẩu tới 25 container các mặt hàng.

Đổi mới giải pháp hỗ trợ

Bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước cũng nỗ lực thay đổi các hoạt động hỗ trợ trong thời gian dịch bệnh. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng 80% hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2020 đã phải hủy. Trước tình hình đó, các vụ, cục thuộc Bộ Công Thương đã phải nhanh chóng tìm kiếm giải pháp mới để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo đó, Cục Xúc tiến thương mại đã tập hợp danh sách các mặt hàng, doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu chuyển tới tham tán tại các quốc gia và cơ quan đại diện nước ngoài để trực tiếp làm việc với các nhà nhập khẩu. Điều này đã phần nào giúp nối lại liên kết giữa nhà xuất khẩu của Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Ông Phú cho biết thêm, Cục Xúc tiến thương mại đã tạo ra những nền tảng số để hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại. Tính từ tháng 5/2020 đến nay, đã có gần 1.000 hội nghị, giao thương trực tuyến được tổ chức.

Đặc biệt, Bộ Công Thương và Cục Xúc tiến thương mại đã xây dựng và đưa vào thử nghiệm 5 nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, bao gồm hệ thống quản trị dữ liệu khách hàng trên toàn cầu có kết nối hệ thống tham tán với các địa phương trên cả nước; truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại…

“Tất cả các nền tảng này đã được hoàn thành trong một hệ sinh thái về xúc tiến thương mại, dự kiến sẽ công bố và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2020. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất, nhà cung ứng với thị trường…” – ông Phú cho hay.

Từ ngày 9 đến 12/12/2020, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2020 (Vietnam Foodexpo 2020) diễn ra theo hình thức trực tuyến. Triển lãm thu hút sự tham gia của gần 300 doanh nghiêp đến từ 27 tỉnh, thành trên cả nước trưng bày, giới thiệu đa dạng mặt hàng thuộc các lĩnh vực: rau quả, đồ uống, trà và cà phê, nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến, thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm. Triển lãm đã tiếp nhận đăng ký tham quan, giao dịch của đông đảo nhà nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Ba Lan, Canada, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ… Dự kiến các nhà trưng bày và khách mua hàng sẽ tiến hành hàng ngàn lượt giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến của Vietnam Foodexpo.
Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Quốc gia nào khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng Việt Nam?

Quốc gia nào khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng Việt Nam?

(HQ Online) - Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại. Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…
Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

(HQ Online) - Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong quý 1/2024 có mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Chưa có lô hàng thủy sản nào XK sang Trung Quốc bị cảnh báo tồn dư hóa chất và kháng sinh

Chưa có lô hàng thủy sản nào XK sang Trung Quốc bị cảnh báo tồn dư hóa chất và kháng sinh

(HQ Online) - Việt Nam đã xuất khẩu 1.517 lô hàng thủy sản sống sang Trung Quốc và hiện chưa có lô hàng nào bị cảnh báo về tồn dư hóa chất và kháng sinh.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Căn hộ cho thuê sẽ "làm ấm" thị trường bất động sản?

Căn hộ cho thuê sẽ "làm ấm" thị trường bất động sản?

Bất động sản chung cư đang tạo ra một dòng tiền rất tốt
Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu để thu hút đầu tư về công nghiệp bán dẫn

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu để thu hút đầu tư về công nghiệp bán dẫn

Việc phát triển công nghiệp bán dẫn phải đi cùng phát triển công nghiệp chủ lực và công nghiệp chuyển đổi số.
Giải pháp đảm bảo cung ứng điện khi nhu cầu tăng cao

Giải pháp đảm bảo cung ứng điện khi nhu cầu tăng cao

Mức tăng trưởng tiêu thụ điện thương phẩm trong 3 tháng đầu năm 2024 đã đạt gấp đôi so với kịch bản được tính toán vào cuối năm 2023.
Uỷ ban Chứng khoán làm việc với WB và ASIFMA về các tiêu chí nâng hạng thị trường

Uỷ ban Chứng khoán làm việc với WB và ASIFMA về các tiêu chí nâng hạng thị trường

Ngày 22/4/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (WB) và Hiệp hội thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA).
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng một số điểm bất cập từ 2 nghị định mới

Từ tháng 5/2024, hai nghị định mới của Chính phủ liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ có hiệu lực, nhưng có những nội dung bất cập, khiến doanh nghiệp lo lắng.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động