Ngành cao su lên kế hoạch hành động để phát triển bền vững
TS. Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban tư vấn phát triển ngành cao su, Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, từ năm 2014, Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) phát triển Sáng kiến Cao su thiên nhiên bền vững. Đến đầu năm 2018, có 45 doanh nghiệp đăng ký tự nguyên tham gia, gồm 31 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và 14 doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến sản phẩm cao su thiên nhiên. Trong đó có 11 doanh nghiệp sản xuất lốp xe tham gia, chiếm thị phần khoảng 65% công suất thế giới, tương đương khoảng 60-70% tổng lượng tiêu nguyên liệu cao su thiên nhiên tiêu thụ trên thế giới.
Theo bà Hoa, việc tham gia Sáng kiến Cao su thiên nhiên bền vững sẽ dẫn tới việc các doanh nghiệp ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu. Do đó, để phát triển bền vững thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp cao su thiên nhiên Việt Nam cần chuyển hướng phát triển bền vững thông qua các chứng chỉ quốc tế như FSC, PEFC…
Cụ thể, bà Hoa cho biết, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, trong đó có việc xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam kết hợp thực hiện các nguyên tắc chất lượng, uy tín và tiêu chí phát triển bền vững.
VRA cũng có kế hoạch nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp hội viên tham gia các dự án phát triển bền vững.
Tại hội thảo, ông Trần Ngọc Bình, phó Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực TP.HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã giới thiệu tới các doanh nghiệp về quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xử trong CPTPP đối với ngành cao su.
Theo đó, quy tắc xuất xứ của mặt hàng cao su trong CPTPP cho phép nguyên liệu có thể nhập khẩu từ ngoài khối và không yêu cầu xuất xứ thuần túy. Cụ thể, chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm 40.01 (cao su thiên nhiên - mã HS 4001) từ bất kỳ nhóm nào khác, hoặc không chuyển đổi mã số hàng hóa của nhóm 40.01, với điều kiện hàm lượng giá trị khu vực không thấp hơn 40% theo cách tính gián tiếp; chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm 40.02 – 40.17 (mã HS 4002 – 4017) từ bất kỳ nhóm nào khác.
Theo các chuyên gia, CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy tăng trường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà mở rộng các ngành dịch vụ. Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu.
Mặt khác, tăng trưởng đầu tư nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuốc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với cao su thiên nhiên, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên lập tức về 0% đối với các quốc gia còn áp thuế nhập khẩu cho nhóm hàng này, trong đó có Việt Nam (thuế ưu đãi tối huệ quốc là 3%). Việc nhập khẩu cao su thiên nhiên từ các quốc gia có sản xuất mặt hàng này (như Malaysia) vào Việt Nam với mức thuế về 0% không chỉ được thực hiện theo cam kết trong CPTPP mà còn theo các FTAs khác mà Việt Nam tham gia đa phương như: ATIGA, ACFTA… Điều này dẫn đến xu hướng cạnh tranh gay gắt đối với mặt hàng cao su thiên nhiên không chỉ đối với thị trường xuất khẩu mà ngay tại thị trường nội địa.
Đối với sản phẩm cao su, 11 nước thành viên CPTPP có lộ trình cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm sau khi CPTPP có hiệu lực.
Tin liên quan
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK