Ngăn chặn kịp thời tâm lý coi nhẹ tiết kiệm, chống lãng phí
Xung quanh vấn đề này, Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Hữu Khiển (ảnh), nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Khoa học của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ).
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Với ý nghĩa đó, Chính phủ thường xuyên ban hành các Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và từng giai đoạn. Ông đánh giá thế nào về hành động này?
Có thể nói, trong quản lý công, lãng phí đã và đang là hiện tượng khá phổ biến diễn ra ở nhiều lĩnh vực như mua sắm vật dụng công thiếu tính toán; xây dựng, chỉnh trang trụ sở quá mức; tích cực tổ chức các hoạt động đối ngoại hay công tác nước ngoài, số lượng cán bộ Nhà nước quá lớn dẫn đến tăng chi ngân sách,... Tuy nhiên, qua một thời gian dài, những hành động “lãng phí” trong hoạt động công quyền vẫn chỉ được coi như là những hành vi “không đẹp, không nên” thay vì được nhận diện như một thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội.
Bởi vậy, việc Chính phủ không chỉ hô hào “tiết kiệm” mà thực sự thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc ban hành Chương trình hành động với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là rất đúng đắn và cần thiết. Chương trình này của Chính phủ chính là bước nối dài để thực hiện Luật Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong bối cảnh tình hình tài chính, ngân sách đang gặp nhiều khó khăn.
Có thể nói đây là một trong những công việc quan trọng được triển khai để xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phát triển như khẩu hiệu Chính phủ đưa ra.
Trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ năm 2017, Chính phủ phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12%-15% các khoản chi hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, đồng thời cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành. Ông nghĩ sao về điều này?
Trong bối cảnh bội chi tăng cao, nợ công sát trần Quốc hội cho phép, việc giảm chi phí từ những hoạt động mang tính hình thức như trên là hết sức cần thiết. Những con số phấn đấu tiết kiệm khá cao thể hiện sự quyết tâm của những người đứng đầu Nhà nước trong việc tiết kiệm ngân sách.
Tuy nhiên, cần phải quán triệt việc thực hiện một cách nghiêm túc ở từng đơn vị từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo hiệu quả thiết thực.
Nói đến tiết kiệm, nhiều ý kiến cho rằng, việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế mới là gốc rễ của vấn đề. Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu giảm 1,5 đến 2% biên chế trong năm 2017. Theo ông, mục tiêu này có khả thi không trong bối cảnh hiện tại?
Tôi cũng đồng ý với quan điểm rằng, để tiết kiệm, chống lãng phí vấn đề gốc rễ chính là sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế bởi bộ máy hành chính của chúng ta vẫn còn cồng kềnh, đặt trên “vai” ngân sách nhà nước một gánh nặng khá lớn.
Theo tôi, tuy thời gian qua, Chính phủ đã rất quyết tâm trong việc cắt giảm biên chế nhưng chỉ tiêu cắt thêm 1,5 đến 2% trong năm 2017 hoàn toàn có thể thực hiện được. Để làm được, trước hết phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ máy hành chính, từ đó có đánh giá bao quát, định dạng ra từng loại công việc và từng vị trí việc làm tương ứng cần thiết bao nhiêu lao động, quy mô cần bao nhiêu lãnh đạo,... Làm sao điều hành theo hệ thống từ trên xuống dưới, “Nhà nước hẹp xã hội rộng”, nghĩa là Nhà nước phải thu gọn lại để “nhường sân” cho xã hội những công việc mà họ có thể làm được, như vậy mới giúp cho bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả.
Là cơ quan chủ trì soạn thảo Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm cho Chính phủ, Bộ Tài chính cũng khá gương mẫu khi thực hiện công tác này. Điều đó đã được dư luận ghi nhận thông qua việc bắt buộc khoán xe công, thắt chặt kỷ luật ngân sách,... trong thời gian qua. Ông nhận xét thế nào?
Tôi rất hoan nghênh những hành động đó của Bộ Tài chính. Là cơ quan quản lý tài sản công, quản lý ngân sách và cũng quản lý chi tiêu công của cả đất nước, nếu Bộ Tài chính gương mẫu thì các cơ quan, đơn vị khác trước sau cũng sẽ phải “đi theo”.
Thời gian qua, theo dõi trên các phương tiện truyền thông, tôi cũng nhận thấy, Bộ Tài chính có cách “tiết kiệm” rất riêng, mang đặc thù của Ngành mình, đó là thắt chặt kỷ luật ngân sách thông qua việc tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống nợ đọng và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp, đồng thời kiên quyết điều hành chi ngân sách theo dự toán, tuyệt đối không chi ngoài dự toán.
Hay ví dụ như câu chuyện khoán xe công đưa đón các Thứ trưởng và tương đương. Ở các nước khác, lãnh đạo thường tự sử dụng xe cá nhân, vừa chủ động vừa hiệu quả. Sử dụng xe công nhiều cũng sẽ “ngốn” chi phí lớn từ mua sắm xe, trả lương lái xe, bảo dưỡng bảo trì, do đó, việc khoán kinh phí có thể tiết kiệm được một khoản khá lớn. Tuy nhiên, Chính phủ cũng như xã hội không nên coi những hành động đó của Bộ Tài chính là “thí điểm” xem sao mà cần phải đốc thúc các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng học tập, áp dụng vào thực hiễn trong thời gian sớm nhất có thể để tạo hiệu quả chung.
Để các mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí được hoàn thành đem lại hiệu quả tích cực, theo ông, Chính phủ nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng cần phải làm gì?
Để Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 cũng như cả giai đoạn đi vào đời sống xã hội và mang lại hiệu quả, trước tiên, Chính phủ nói chung và các đơn vị nói riêng cần nhận diện chính xác hơn, đầy đủ hơn và ngăn chặn kịp thời tâm lý “coi nhẹ” công tác này trong hoạt động công vụ vì đây là tâm lý “dễ lây lan”.
Ngoài ra, cần có chế tài xử lý mạnh tay hơn, ngăn chặn mạnh mẽ hơn. Chính phủ đề ra những chỉ tiêu cụ thể để nỗ lực tiết kiệm nhưng cũng cần có lượng hóa các hành vi lãng phí với những quy định về xử lý trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm bồi hoàn,... cụ thể hơn, mang tính răn đe hơn. Khi thực hiện phải quán triệt tinh thần Trung ương nêu gương, địa phương kiên quyết thực hiện. Cơ quan, đơn vị nào không triển khai hoặc hiệu quả thấp, thủ trưởng phải chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK