Nên chăng miễn trừ bản quyền vaccine phòng Covid-19?
Thần tốc truy vết ca bệnh Covid- 19 tại các khu công nghiệp | |
Tranh cãi xung quanh đề xuất bảo hộ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 | |
Tai biến sau tiêm vaccine phòng COVID-19: Đừng quá hoang mang |
Theo ông Rajah, Mỹ đã ủng hộ yêu cầu của các nước đang phát triển về tạm miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng Covid-19, do đó một số nước giàu khác cũng nên làm như vậy để có thể nhanh chóng đạt được một nghị quyết về việc miễn trừ này. Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ cho phép các nước đang phát triển sản xuất hoặc nhập khẩu các liều vaccine gốc mà không cần sự cho phép của các công ty sở hữu bằng sáng chế.
Mục tiêu của quyền sở hữu trí tuệ luôn là cân bằng giữa lợi ích của việc cung cấp động lực đổi mới và cái giá của việc hạn chế khả năng tiếp cận các ý tưởng và công nghệ mới. Các quy định của WTO thừa nhận sự cần thiết phải từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vì lý do nhân đạo, sau thất bại cách đây 20 năm trong việc tiếp cận các phương pháp điều trị HIV/AIDS. Tuy nhiên, những người ủng hộ miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ cho rằng quy định hiện nay của WTO về các trường hợp linh hoạt còn rắc rối và không hiệu quả, do đó cần phải có quy định về một sự miễn trừ chung.
Đúng là các công ty tư nhân đã phát minh ra các loại vaccine ngừa Covid-19, nhưng họ được hỗ trợ hàng tỷ USD từ nguồn kinh phí công và được chính phủ cung cấp nhiều hỗ trợ khác. Ngoài việc thưởng cho các công ty tư nhân dám chấp nhận rủi ro, các bằng sáng chế còn tư nhân hóa lợi nhuận thu được từ việc công chúng cũng chấp nhận rủi ro đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tạm từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine sẽ khó có thể làm mất đi động lực của việc đổi mới. Việc từ bỏ chỉ cần thiết trong bối cảnh đang xảy ra một đại dịch toàn cầu chưa từng có trong một thế kỷ. Hầu như không có lý do gì để nghĩ đến một sự suy giảm mạnh các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Về cơ bản, các công ty sản xuất vaccine vẫn có thể kiếm được nhiều lợi nhuận, miễn là các nước giàu đồng ý không sử dụng bất kỳ loại vaccine gốc mới nào - như trong trường hợp linh hoạt hiện nay của WTO. Các công ty dược phẩm cũng đã có kế hoạch tăng giá vaccine khi giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dịch bệnh kết thúc. Một khi các nước đang phát triển có thể tiếp cận các loại vaccine gốc rẻ hơn, các công ty phát minh có thể tăng giá bán ở các nước giàu. Do đó, dù có thể còn có nhiều ý kiến, động lực đổi mới sẽ ít bị ảnh hưởng.
Việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại hiệu quả như thế nào trong việc thúc đẩy sản xuất vaccine toàn cầu lại là một vấn đề khác. Có một số lý do để hoài nghi về vấn đề này như: các nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho việc sản xuất vaccine đang thiếu hụt hay việc sản xuất vaccine phức tạp hơn về mặt kỹ thuật so với việc sản xuất nhiều loại thuốc khác, hoặc không có nhiều năng lực sản xuất vaccine bổ sung. Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine ít nhất cũng sẽ giúp tăng năng lực sản xuất vaccine ở một mức độ nhất định, đặc biệt là theo thời gian và bằng cách thúc đẩy các công ty phát minh ký nhiều thỏa thuận cấp phép hơn.
Việc miễn trừ bản quyền đối với vaccine là việc cần làm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Các nước đang phát triển cần được hỗ trợ tài chính để mua đủ vaccine. Một nghiên cứu mới đây của WB cho thấy nhiệm vụ này có thể không quá khó khăn khi hầu hết các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn đã mua trước hầu hết số lượng vaccine cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng. Các quốc gia thu nhập thấp chỉ cần khoảng 4 tỷ USD tài trợ bổ sung cho Chương trình COVAX.
Tin liên quan
TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết
20:51 | 30/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
VNVC hợp tác Takeda nhằm sớm đưa vắc xin sốt xuất huyết về Việt Nam
14:04 | 26/11/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phối hợp thường xuyên, linh hoạt để ngăn chặn vi phạm bản quyền
15:33 | 19/07/2023 An ninh XNK
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK