Nắm rõ cam kết để tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan thực hiện các FTA
Quang cảnh Hội thảo. |
Cam kết ưu đãi thuế giai đoạn mới giúp cơ cấu lại nguồn thu bền vững
Việt Nam đang thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu (XK) ưu đãi, nhập khẩu (NK) ưu đãi đặc biệt trong khung khổ 15 FTA và 2 Hiệp định thương mại song phương (PTA) với mức bao phủ hơn 80% kim ngạch NK của Việt Nam. Nhằm thực hiện thống nhất với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam triển khai Danh mục AHTN 2022 (có hiệu lực từ ngày 30/12/2022) và thực hiện cam kết về thuế NK của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 17 Nghị định Biểu thuế XK ưu đãi, NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA/PTA giai đoạn 2022-2027 và thay thế các Nghị định cho giai đoạn 2018-2022 có hiệu lực từ ngày 30/12/2022.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế, về cơ bản, các nội dung quy định tại các Nghị định nêu trên đều kế thừa toàn bộ quy định tại các Nghị định ban hành Biểu thuế XK ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do/Hiệp định Thương mại giai đoạn trước đây (2018-2022) nhằm đảm bảo sự ổn định về chính sách, đồng thời tuân thủ đúng lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết tại các hiệp định này. Các nghị định phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tính hợp hiến, hợp pháp; đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, Nghị định số 129/2022/NĐ-CP là nghị định biểu thuế đầu tiên để thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP.
Thông tin cụ thể hơn về một số Nghị định biểu thuế, Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, quy định về thuế xuất khẩu ưu đãi đối với một số Hiệp định gồm CPTPP, EVFTA, UKVFTA cho thấy, các Hiệp định này chỉ có quy định chung mà không có quy định cụ thể về các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế XK ưu đãi. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế NK vào các lãnh thổ các nước theo đúng đối tượng và tránh gian lận thương mại, Nghị định quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế XK ưu đãi là có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan NK hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên. Bên cạnh đó, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai XK, người khai hải quan nộp đầy đủ chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn quy định và thực hiện khai bổ sung để áp dụng thuế suất thuế XK ưu đãi, quá thời hạn 1 năm, hàng hóa XK không được áp dụng thuế suất thuế XK ưu đãi theo Hiệp định.
Về tác động của việc thực thi cam kết ưu đãi, theo bà Nguyễn Phương Linh, Trưởng phòng Hội nhập tài chính đa phương, Vụ Hợp tác quốc tế, các cam kết ưu đãi thuế giai đoạn mới sẽ giúp tiếp tục cơ cấu lại nguồn thu bền vững hơn, giảm tỷ trọng thu từ hoạt động XNK; tạo điều kiện tăng hiệu qua phân bổ nguồn lực và cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu XK và cơ cấu kinh tế, đồng thời làm gia tăng cạnh tranh của hàng hóa trong nước và XK.
Nhiều lực cản
Tại hội thảo, chia sẻ về thực tiễn tận dụng các ưu đãi thuế quan của các Hiệp định FTA, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan của hàng NK thấp hơn hẳn hàng XK, đây là điều khá đáng tiếc. Từ góc độ thực tiễn, năm 2022 Trung tâm đã tiến hành khảo sát việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định EVFTA. Khi được hỏi lợi ích lớn nhất DN nhận được sau 2 năm thực thi EVFTA, các DN cho biết ưu đãi thuế quan là lợi ích lớn nhất mà DN nhận được, trong đó, DN hưởng lợi từ ưu đãi XK lớn hơn NK. Với một số DN chưa tận dụng được ưu đãi thuế quan, bên cạnh lí do thuế MFN bằng 0 nên DN không phải tận dụng ưu đãi thuế tại Hiệp định EVFTA thì một số DN cho biết do không biết đến các ưu đãi thuế quan được quy định tại Hiệp định này, đây cũng là điều đáng tiếc. Đánh giá của DN về tác động của các FTA trong tương lai, bà Trang cho biết, hầu hết các DN đều đánh giá các FTA sẽ có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, qua đó giảm khó khăn và tạo lợi thế cho chúng ta khi đàm phán.
Đại diện VCCI cũng cho hay, việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong các hiệp định có nhiều lực cản như: yếu tố biến động của thị trường, môi trường kinh doanh không thuận lợi; khó đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng lợi; thiếu thông tin cụ thể về các cam kết; một số cam kết FTA gây bất lợi cho DN; năng lực cạnh tranh của DN còn hạn chế. “Với yếu tố lực cản từ nội tại DN thì DN phải tự thay đổi, còn những lực cản đến từ quá trình triển khai, thực thi cam kết thì DN cần lên tiếng để các cơ quan thực thi có sự điều chỉnh”, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh. Khuyến nghị tới DN để có thể tận dụng được các cam kết ưu đãi thuế quan của các FTA, bà Trang cho rằng, DN cần tìm hiểu kỹ các cam kết của các Hiệp định. Với 17 hiệp định kèm theo đó là 17 biểu thuế XK ưu đãi, thuế NK ưu đãi đặc biệt, khi DN XK hàng sang thị trường nào thì phải tìm hiểu các hiệp định mà Việt Nam đã ký với thị trường đó để tìm hiểu các cam kết ưu đãi thuế quan của các hiệp định này. Đơn cử, với thị trường Nhật Bản, hiện Việt Nam có 4 hiệp định thì DN cần tìm hiểu 4 biểu thuế khác nhau của 4 hiệp định này cũng như biểu thuế chung (MFN) xem biểu thuế nào ưu đãi hơn, trong đó nên quan tâm nhất tới biểu thuế MFN. Mỗi ưu đãi của các hiệp định đều gắn với quy tắc xuất xứ, do đó DN cần xem xét có thể đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hiệp định nào để tận dụng ưu đãi của hiệp định đó thông qua việc đáp ứng quy tắc xuất xứ. Cùng với đó, DN cũng cần tìm hiểu để tuân thủ các điều kiện khác để được hưởng ưu đãi khác theo quy định của các FTA. Dưới góc độ DN, đại diện VCCI cũng kiến nghị cơ quan quản lý cần quy định trực tiếp các điều kiện cơ bản nhất để được hưởng ưu đãi thuế cũng như quy định rõ quy trình hưởng thuế XK ưu đãi.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh cũng cho rằng, các DN cần chủ động tìm hiều các cam kết, tác động của chúng và có sự chuẩn bị hành động thích hợp trong bối cảnh các nghị định biểu thuế được ban hành theo lộ trình khá dài. Cùng với đó, DN cần cải thiện năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng để DN có thể tận dụng các cơ hội hội nhập FTA, đồng thời, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các DN.
Tin liên quan
Chính sách miễn, giảm và gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất: Động lực cho doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng
08:26 | 15/10/2024 Kinh tế
Điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với hàng NK theo Hiệp định EVFTA
10:59 | 30/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định mới về quản lý hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA
10:39 | 24/06/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK