Nắm bắt cơ hội, khôi phục sản xuất, xuất khẩu nông sản
Doanh nghiệp lên kế hoạch khôi phục sản xuất | |
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản | |
Xuất khẩu thuỷ sản khó phục hồi nhanh |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến |
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những khó khăn mà các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh ngành nông nghiệp đã và đang phải đối mặt, đặt biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay?
Nhiều năm nay, các DN nông nghiệp đã gặp các khó khăn như: Mô hình sản xuất nhỏ lẻ, hạ tầng yếu kém; sơ chế, chế biến lạc hậu; ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ chưa nhiều; chuỗi sản xuất chưa chiếm tỷ trọng lớn.
Chính vì vậy, trong hoàn cảnh dịch Covid-19, các DN, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh sẽ càng đối mặt khó khăn, thách thức lớn hơn.
Thứ nhất là về vốn, do sản phẩm không tiêu thụ được nên vốn đọng ở sản phẩm, trên ruộng vườn, trong ao, trong chuồng, trong nhà máy, kho bãi.
Thứ hai là lưu thông, phân phối, hiện nhiều nơi còn ách tắc ở cấp xã, huyện, thôn bản. Thậm chí, mới đây Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải họp, Tổng cục Đường bộ vẫn liệt kê ra một số tỉnh có những văn bản không phù hợp, trái với quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba là sản xuất “3 tại chỗ”, có những DN, nhà máy có cơ sở sản xuất chưa chuẩn bị được cơ sở vật chất để đảm bảo “3 tại chỗ”; thực hiện “3 tại chỗ” làm tăng chi phí rất lớn. Thứ tư là khó khăn trong lực lượng lao động. Hiện nay giãn cách, người lao động chuyển dịch về quê, tuyển dụng lại lao động là bài toán rất khó, đặc biệt là tới đây phục hồi sản xuất.
Một khó khăn khác nữa là chi phí vận tải tăng cao kể cả chi phí vận tải nội địa và XK. Ngoài ra, mọi chi phí từ vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu cũng tăng cao. Đáng chú ý, trong các chuỗi sản xuất nông nghiệp, mới chỉ 10-15% lao động trong chuỗi được tiêm vắc xin…
Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tránh đứt gãy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về những kết quả đạt được?
Trong thời gian bị Covid-19 ảnh hưởng, các phương thức giao dịch thương mại thay đổi. Ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung cũng phải theo xu thế để đáp ứng được các nhu cầu mới. Đó là lý do thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chủ động thành lập 2 Tổ công tác đặc biệt ở phía Nam và phía Bắc, nhằm kết nối tiêu thụ nông sản, đồng thời nắm chắc tình hình sản xuất, lưu thông, phân phối.
Tổ công tác phía Nam đã kết nối với các DN, hợp tác xã, trang trại với hơn 1.000 đầu mối kết nối, tiêu thụ nông sản. Đến nay, những vấn đề khó khăn trong lưu thông đã cơ bản được tháo gỡ; vấn đề lưu thông, vận chuyển vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp cũng được thúc đẩy. Với các tỉnh phía Bắc, Tổ công tác phía Bắc tập trung phối hợp với các địa phương thúc đẩy tăng trưởng sản xuất để đảm bảo đủ lương thực thực phẩm dự trữ, đồng thời có thể cung ứng cho các tỉnh phía Nam trong trường hợp bị thiếu hụt.
Song song với ổn định sản xuất, thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ cùng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể địa phương về vấn đề truy xuất nguồn gốc, tem, nhãn mác để phù hợp với tình hình bình thường mới.
Ngày 9/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Ngay ngày 21/9/2021 vừa qua, Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và XK nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng được ban hành. Xin Thứ trưởng cho biết, thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp như thế nào để hiện thực hoá nội dung tại các Nghị quyết, Chỉ thị này?
Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh, dựa trên những chỉ đạo từ Chính phủ, trước mắt Bộ NN&PTNT sẽ rà soát lại các DN, HTX trong 4 nhóm ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp ở các tỉnh, thành, đặc biệt là các nơi giãn cách. Trên cơ sở thống kê năng lực sản xuất, cung ứng hiện tại, Bộ NN&PTNT sẽ chuẩn bị giống, vật tư đầu vào, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin cho vụ sản xuất mới. Sau khi nắm tình hình, Bộ sẽ tổ chức những hội nghị chuyên đề về các vấn đề cụ thể, để tập trung tháo gỡ khó khăn cho từng ngành...
Cùng với phục hồi sản xuất, XK cũng là một trong những mục tiêu quan trọng Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT. Do đó, ngành nông nghiệp sẽ nỗ lực để các mặt hàng nông, lâm, thủy sản được lưu thông tốt nhất, bán được giá nhất.
Nhìn chung, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, nhất là các DN chế biến, XK nông sản ở các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg; bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến, XK trong mọi tình huống, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp tết Nguyên đán; tổ chức liên kết hiệu quả vùng nguyên liệu với sơ chế, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, XK nông sản cho các vùng, khu vực đã khống chế được dịch Covid-19 để hỗ trợ, bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương khác, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam; tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò của 2 Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản phía Bắc và phía Nam…
Với không ít khó khăn bủa vây như trên, các mục tiêu sản xuất, XK của ngành nông nghiệp trong cả năm nay liệu có đạt được hay không, thưa Thứ trưởng?
Thực tế, hiện nay công tác phòng chống dịch của Hà Nội làm rất chặt chẽ, số ca F0 và số ca F0 ngoài cộng đồng giảm rất rõ; tại TPHCM cũng đã có dấu hiệu rất tích cực. Đến thời điểm hiện tại, điều kiện cho tổ chức sản xuất lại đã có tính khả quan.
Với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp trong Nghị quyết 105/NQ-CP và Chỉ thị 26/CT-TTg , phấn đấu khắc phục khó khăn, nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi khép kín thì lương thực, thực phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đạt được mục tiêu XK từ nay đến hết năm. Dựa trên những tiên lượng phục hồi sau dịch bệnh, Bộ NN&PTNT sẽ phấn đấu đạt bằng được các mục tiêu, để nông nghiệp tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK