Mỹ-Trung Quốc và cuộc cạnh tranh định hình tiêu chuẩn công nghệ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc gặp nhau bên lề ADMM+ Trung Quốc tăng khai thác công nghệ AI và 5G để thúc đẩy phát triển Trung Quốc và Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết ổn định quan hệ song phương |
Mỹ-Trung Quốc cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ |
Các tiêu chuẩn công nghệ - xác định cách các thiết bị, hệ thống và mạng vận hành, tương tác với nhau - ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh kinh tế, an ninh quốc gia và sức mạnh quân sự của một quốc gia. Các tiêu chuẩn công nghệ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con người và các giá trị.
Tháng 5/2023, Nhà Trắng đã công bố chiến lược tiêu chuẩn quốc gia của Chính phủ Mỹ đối với công nghệ quan trọng và mới nổi. Đây là một cách tiếp cận mới của Chính phủ Mỹ.
Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng nhận thức rõ về cuộc cạnh tranh chiến lược đang diễn ra nhằm định hình lại các quy tắc và tiêu chuẩn quản lý sự phát triển và sử dụng công nghệ cũng như những rủi ro của chủ nghĩa độc đoán kỹ thuật số đang len lỏi trong các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn. Chiến lược cho thấy một bước tiến đáng kể trong nỗ lực của Mỹ nhằm điều hướng cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng.
Trong khi đó, Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược chương trình tiêu chuẩn công nghệ với các lợi ích địa chính trị và kinh tế. Sự tham gia chủ động của Trung Quốc trên quy mô lớn, bao gồm triển khai các phái đoàn lớn của Chính phủ và hàng loạt các cơ quan tiêu chuẩn cùng với nhiều các đề xuất đã đạt được một số thành công. Những nỗ lực này không chỉ nhằm củng cố vị thế kinh tế của Trung Quốc, mà còn tìm cách định hình lại các chuẩn mực công nghệ toàn cầu để phù hợp với các giá trị và ưu tiên của Trung Quốc.
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược mới của Mỹ là duy trì vị thế dẫn đầu trong phát triển các tiêu chuẩn và đảm bảo các tiêu chuẩn công nghệ được phát triển theo cách bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ và thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ. Chiến lược tập trung vào bốn mục tiêu chính để đạt được những mục tiêu này: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khuyến khích khu vực tư nhân và sự tham gia của giới học thuật, tăng cường giáo dục và đào tạo, và tính toàn vẹn của các tiêu chuẩn dựa trên thành tích kỹ thuật được thúc đẩy thông qua các quy trình công bằng.
Tuy nhiên, thách thức chính đối với Mỹ sẽ là cân bằng việc tăng cường sự tham gia của Chính phủ vào các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn mà không sử dụng cách tiếp cận của Chính phủ Trung Quốc. Chiến lược cố gắng đạt được sự cân bằng này bằng cách ưu tiên phân bổ kinh phí cho nghiên cứu và khuyến khích tăng cường sự tham gia của lĩnh vực tư nhân và học thuật, đồng thời hạn chế sự tham gia tăng cường của Chính phủ Mỹ khi định hình các tiêu chuẩn liên quan đến an ninh quốc gia hoặc khi lợi ích quốc gia quan trọng bị đe dọa.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đối diện với một số thách thức khác phía trước. Một trong những rào cản chính là số lượng lớn các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn nằm rải rác trên toàn cầu. Bản chất riêng rẽ và tự nguyện của các cơ quan này khiến việc tham gia của tư nhân trở nên nặng nề và tốn kém. Chiến lược thừa nhận thách thức này và nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp lý hóa các quy trình, giảm bớt các rào cản đối với việc tham gia và cung cấp các khuyến khích ngành công nghiệp Mỹ tham gia để đảm bảo sự đại diện và ảnh hưởng toàn diện trong việc phát triển các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem chính xác Mỹ dự định làm điều này như thế nào.
Mỹ cũng phải giải quyết sự hỗ trợ thực sự và ngày càng tăng đối với các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Nhiều quốc gia ủng hộ các đề xuất của Trung Quốc nhằm tăng cường sự kiểm soát của Chính phủ đối với các công nghệ kỹ thuật số, do những khó khăn trong việc điều tiết công nghệ và thiếu vắng trách nhiệm tham gia của ngành trong các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn.
Một thách thức khác là việc Trung Quốc sử dụng các tiêu chuẩn thực tế được thiết lập thông qua các biên bản ghi nhớ và xuất khẩu công nghệ. Trung Quốc tận dụng sự thống trị trong một số ngành nhất định, chẳng hạn như viễn thông, bằng cách quảng cáo các thông số kỹ thuật riêng.
Thông qua quan hệ đối tác chiến lược và xuất khẩu công nghệ, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng một cách hiệu quả vượt ra ngoài các cơ quan tiêu chuẩn chính thức, thiết lập các tiêu chuẩn thực tế phù hợp với lợi ích và tăng thị phần.
Chiến lược của Mỹ tập trung vào các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn chính thức mà Mỹ sẽ cần tập trung các nỗ lực ngoại giao song phương và đa phương để nâng cao nhận thức về cách xuất khẩu và các dự án khác đang áp dụng các tiêu chuẩn của Trung Quốc vào thực tế trong thời gian thực.
Việc thực hiện thành công chiến lược tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ sẽ đòi hỏi nỗ lực tập thể từ chính phủ, ngành công nghiệp, các đối tác quốc tế... Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ (QUAD) và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gần đây tại Nhật Bản đưa ra các cam kết có cùng chí hướng về một hệ thống tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu dựa trên các quy tắc minh bạch và công bằng.
Tin liên quan
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
08:57 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
5 đối tượng chủ mưu buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia bị xử lý
Bộ Quốc phòng tăng cường chiến dịch cao điểm phòng, chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán 2025
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK