Facebook Twitter youtube Tiktok

Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng chất lượng nông sản

(HQ Online) - Việc củng cố, thay đổi sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng chính là cơ sở, nền tảng để mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam.
EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng các thị trường khác
Mở rộng xuất khẩu thủy sản sang thị trường ngách
Xuất khẩu nông sản - Chất lượng và nguồn cung quyết định
Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng chất lượng nông sản
Ông Lê Thanh Hoà chia sẻ về yêu cầu khắt khe của các thị trường

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp”, do Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức chiều 22/11, tại TPHCM.

Giấy thông hành tiêu chuẩn, mã số vùng trồng

TS. Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, hiện thị trường Trung Quốc mới tập trung truy xuất nguồn gốc, chưa thực hiện nhiều quy định kiểm tra, giám sát mức dư lượng. Song đối với các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện đã nhận cảnh báo từ phía bạn về lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm vi sinh vật. Tương tự, các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cũng có quy định nghiệm ngặt về các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm…

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Hồ Đức Minh, Tổng giám đốc Công ty Vạn Xuân Phát - một trong số các doanh nghiệp đầu tiên thành công trong việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc cho biết, đối tác phía Trung Quốc rất thẳng thắn, nếu sầu riêng không đáp ứng được các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, mã số vùng trồng, doanh nghiệp nước bạn sẽ từ chối mua và không bao giờ quay trở lại.

Theo đó, ông Lê Thanh Hoà khuyến nghị doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các quy định về kỹ thuật và yêu cầu về SPS của thị trường. Bên cạnh đó, cần thiết lập cơ chế hợp tác giữa Cơ quan quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm đảm bảo toàn về chất lượng và số lượng cho toàn bộ chuỗi cung ứng; xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm.

Liên quan đến vấn đề xây dựng, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, TS. Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 cho biết, hiện nay, nhiều thị trường đã yêu cầu các vùng trồng và cơ sở đóng gói của nước xuất khẩu phải được giám sát chặt chẽ và được cấp mã số định kỳ.

Trong khi đó, việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hiện mới triển khai chủ yếu đối với cây ăn quả, chưa triển khai được nhiều với các sản phẩm có khối lượng xuất khẩu lớn như lúa, chè, hồ tiêu, cà phê… Đặc biệt, vẫn còn tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, sử dụng không đúng mã số để xuất ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam.

Theo đó, bà Hiền kiến nghị Việt Nam cần chủ động làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cùng thảo luận các biện pháp phối hợp trao đổi thông tin mở cửa thị trường, quản lý các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động có biện pháp bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo tới các cơ quan quản lý hàng hóa xuất khẩu từ những mã số của mình, cũng như khi phát hiện những vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có sự phối hợp, xử lý. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với các địa phương để cấp mới, liên kết các vùng trồng đã được cấp mã số để giữ vững và nâng cao chất lượng nông sản.

Kinh nghiệm hay từ doanh nghiệp

Chia sẻ về kinh nghiệm chinh phục thị trường khó tính, ông Phạm Quốc Liêm, Tổng giám đốc Công ty Unifarm Bình Dương cho biết, để sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp đủ điều kiện phục vụ thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, đặc biệt là xuất sang các thị trường khó tính, khâu đầu tiên là người dân cần phải biết trồng cây gì. Theo đó, cần tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường để có cơ sở lựa chọn sản phẩm để sản xuất. “Sản phẩm được chọn phải vừa có thế mạnh để cung ứng tại thị trường trong nước, vừa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu” - ông Phạm Quốc Liêm chia sẻ.

Sau khi xác định được sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu, ông Phạm Quốc Liêm cho rằng cần phải có kế hoạch, giải pháp cạnh tranh với các quốc gia đang sản xuất sản phẩm đó. “Không nên sản xuất theo tiêu chuẩn của từng thị trường cụ thể mà phải xác định sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất đối với loại nông sản đó” - ông Liêm nhấn mạnh.

Ông Dương Quang Sáu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed Group cũng chia sẻ, bên cạnh việc nghiên cứu ra được hệ giống lúa chất lượng cao, công ty còn chọn các vùng sinh thái thích hợp cho sản xuất và đẩy mạnh công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch.

Về ứng dụng công nghệ, Vinaseed đã sử dụng phần mềm Farm Record của Nhật Bản để lưu trữ nhật ký sản xuất và Agritech của Israel sử dụng công nghệ vệ tinh để theo dõi thời tiết, sâu bệnh, quản lý quá trình sử dụng phân bón cũng như thuốc BVTV…

“Qua những hành động cụ thể nói trên, các sản phẩm của Vinaseed đã tạo ra được sự khác biệt và chuẩn hóa trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nên xuất khẩu khá ổn định và giá đạt đúng kỳ vọng”, ông Sáu cho biết thêm.

Để tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị nông sản, ông Sáu đưa ra một số đề xuất như các địa phương có các chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp làm tốt vai trò dẫn dắt trong mối liên kết sản xuất - tiêu thụ; nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông hộ; thúc đẩy tích tụ ruộng đất thông qua hỗ trợ nông hộ dồn điền, đổi thửa...

Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Lạng Sơn: Linh hoạt giải pháp thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi xuất khẩu

Lạng Sơn: Linh hoạt giải pháp thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi xuất khẩu

(HQ Online) - Thời điểm hiện nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 xe chở mặt hàng hoa quả tươi lên khu vực các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn (chủ yếu lên cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Tân Thanh) để xuất khẩu sang Trung Quốc. Để đảm bảo chất lượng các lô hàng hoa quả tươi, các cơ quan, ban ngành, lực lượng chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã linh hoạt thực hiện các giải pháp thúc đẩy thông quan đối với mặt hàng này.
“Công ty chứng khoán cần nâng cao năng lực về vốn, quản trị rủi ro để thực hiện giao dịch không ký quỹ”

“Công ty chứng khoán cần nâng cao năng lực về vốn, quản trị rủi ro để thực hiện giao dịch không ký quỹ”

(HQ Online) - Ông Nguyễn Khắc Hải (ảnh), Giám đốc Khối Luật và Kiểm soát tuân thủ, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) trao đổi với báo chí về giải pháp đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK)
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết quý 1, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

(HQ Online) - Trong tháng 3/2024, có 2 nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng ba con số so với tháng trước.
Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

(HQ Online) - Quý 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (9/4).
Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

(HQ Online) - Ba Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 786% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

(HQ Online) - Tháng 3 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, tăng mạnh về lượng và trị giá so với tháng trước.
Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

(HQ Online) - Phát biểu tại cuộc họp giao ban khối chăn nuôi quý 2/2024, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho biết, theo số liệu cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, trong đó, có nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan, tương đương 240 tấn/tuần, lên tới 720 tấn/tháng.
Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu cảng TPHCM trong gần 3 tháng đầu năm 2024 đạt kim ngạch trên 21 tỷ USD, nhập siêu gần 900 triệu USD.
Kịch bản tăng trưởng cao, XNK năm 2024 dự báo đạt 790 tỷ USD

Kịch bản tăng trưởng cao, XNK năm 2024 dự báo đạt 790 tỷ USD

(HQ Online) - Theo dự báo của nhóm chuyên gia trường Đại học Thương mại, trong kịch bản tăng trưởng cao với những diễn biến kinh tế thuận lợi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa năm 2024 ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, xuất siêu 27,16 tỷ USD.
Tìm cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia

Tìm cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia

(HQ Online) - Nhiều sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như các sản phẩm nông sản, dệt may, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, công nghiệp tiêu dùng... hiện vẫn chưa thâm nhập mạnh vào thị trường Indonesia và có giá trị kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn.
Nuôi biển hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

Nuôi biển hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

(HQ Online) - Việc phát triển nuôi biển là để giảm khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng ngành thủy sản bền vững. Để cụ thể hóa chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1664/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8-1 tỷ USD. Đến 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

(HQ Online) - Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có kim ngạch tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

(HQ Online) - Các thị trường, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có được sự khởi đầu ấn tượng trong năm 2024.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Lạng Sơn: Linh hoạt giải pháp thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi xuất khẩu

Lạng Sơn: Linh hoạt giải pháp thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi xuất khẩu

Để đảm bảo chất lượng các lô hàng hoa quả tươi xuất khẩu, các cơ quan tỉnh Lạng Sơn đã linh hoạt thực hiện các giải pháp thúc đẩy thông quan đối với mặt hàng này.
Tracodi đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 gần 2.000 tỷ đồng

Tracodi đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 gần 2.000 tỷ đồng

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Tracodi đã thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt gần 8% và 6% so với kết quả thực hiện năm 2023.
Hoàn thuế hàng nhập khẩu sau đó phải tái xuất

Hoàn thuế hàng nhập khẩu sau đó phải tái xuất

Tổng cục Hải quan vừa trả lời và hướng dẫn Công ty ô tô Toyota Việt Nam thực hiện chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phải tái xuất.
Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán

Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đứng trước cơ hội thu hút hàng chục tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài với điều kiện thị trường được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Hiện các điểm nghẽn trọng yếu của tiến trình nâng hạ
AI định hình lại ngành phát thanh, truyền thông và giải trí

AI định hình lại ngành phát thanh, truyền thông và giải trí

Trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ đề và xu hướng chủ đạo tại NAB Show - triển lãm thường niên lớn nhất nước Mỹ về truyền thông, giải trí và công nghệ đang diễn ra tại thành phố Las Vegas.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động