“Mở cửa” cho xuất khẩu than?
Vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu than là câu chuyện khá bình thường. Ảnh: N.Thanh |
Bán cái người cần và nhập cái mình cần
Chia sẻ tại Hội thảo lần 2 Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức chiều 11/11, tại Hà Nội, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, XNK than là vấn đề hết sức bình thường. Vị này phân tích, loại than tốt như than antraxit mà TKV khai thác không phải dùng cho đốt điện bởi loại than này không dễ đốt, muốn đốt phải trộn thêm dầu. Đây chính là than chất lượng cao và XK được giá, dùng cho các nhà máy luyện cốc, sản xuất thép. Trong khi đó, than cho sản xuất điện là loại rẻ tiền hơn nhiều, nguồn cung trên thị trường thế giới dồi dào và NK loại than này không có gì khó khăn.
Theo Bộ Công Thương, tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2020, sản lượng than khai thác không có nhiều biến động. Tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện than đã cơ bản đạt khối lượng theo các hợp đồng đã ký, qua đó góp phần bảo đảm huy động ở mức cao các nhà máy nhiệt điện than nhằm cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng than sạch tháng 10/2020 ước đạt 3,77 triệu tấn, tăng 5,2% so với tháng trước đó, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2020, sản lượng than sạch ước đạt 39,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. |
“Ở Australia, hệ số bóc đất đá lấy than chỉ là 3-5m3 đất đá/tấn than, còn ở Việt Nam, hệ số này nhiều nơi lên đến 13m3/tấn than, thậm chí có nơi 17m3/ tấn than. Điều đó đồng nghĩa với chi phí khai thác 1 tấn than của Việt Nam cao hơn nhiều. Các nước đều yêu cầu biên độ giá nào thì phải dừng khai thác. Trước đây, Nhật Bản khai thác nhiều than, nhưng đến một giới hạn nào đó, họ thấy NK hiệu quả hơn thì dừng lại, không khai thác nữa. Hiện nay, Nhật chỉ duy trì một mỏ ở phía Bắc với sản lượng 300.000-500.000 tấn/năm, còn lại bỏ hết”, ông Trần Xuân Hòa phân tích.
Xoáy sâu hơn vào vấn đề nguồn than phục vụ cho sản xuất điện, theo ông Trần Xuân Hòa, những người làm trong ngành than đều hiểu việc trộn than antraxit chất lượng cao với loại than rẻ tiền hơn để đốt điện là lãng phí. “Tuy nhiên, mỗi lần muốn XK than antraxit, TKV đều phải “đi báo cáo bộ nọ bộ kia giao chỉ tiêu XK”. Vài năm gần đây, mỗi năm TKV và Tổng công ty Đông Bắc được XK hơn 2 triệu tấn than này. Tôi đề nghị để giá bán than theo cơ chế thị trường, không “ép” phải bán giá thấp cho một bên nào”, ông Trần Xuân Hòa nói.
Từ góc độ “người trong cuộc”, đại diện TKV bày tỏ mong muốn có cơ chế thông thoáng hơn để XK than trong thời gian tới. “Than antraxit rất quý, chất lượng cao, nếu đem ra làm điện thì lãng phí. Đó là lý do Việt Nam phải nhập hàng chục triệu tấn than nhưng vẫn cho XK than. Hai loại than XK và NK là khác nhau. Khi xây dựng quy hoạch năng lượng, việc XK chỉ nêu quan điểm, không nên chốt con số cố định. Những loại than trong nước chưa dùng thì cho XK, giống như việc chúng ta cần bao nhiêu thì chúng ta NK bấy nhiêu”, vị này nói.
Ảnh hưởng an ninh năng lượng?
Xung quanh câu chuyện XNK than, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An bày tỏ nghi ngại. “Bàn về NK và khai thác than trong nước là bài toán rất vĩ mô, không nên chỉ đưa tiêu chí giá ra xem xét. Bởi, nếu dùng tiêu chí giá để xem xét và quyết định thì thực sự góc nhìn không được toàn diện”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Với ý kiến cho rằng khi khai thác than xuống sâu, giá thành cao hơn nhiều so với NK thì nên có định hướng cho NK, kể cả phương án ngừng khai thác, đóng mỏ, chuyển đổi nghề cho lao động ngành than, lãnh đạo Bộ Công Thương đặt câu hỏi: Tình hình sẽ ra sao khi thị trường thế giới biến động, việc NK than khó khăn, lực lượng lao động ấy có đủ năng lực quay lại hầm lò hay không? Đó là bài toán hết sức vĩ mô, giá chỉ là một phần rất nhỏ của câu chuyện thôi.
Ở tầm vĩ mô hơn là an ninh năng lượng, an ninh quốc gia. Một số chuyên gia phân tích, điều quan trọng cần tính toán đến còn là NK năng lượng sơ cấp đến bao nhiêu là vừa, bao nhiêu là khai thác trong nước để đảm bảo phát triển bền vững. Nếu không cẩn trọng, việc NK ồ ạt sẽ khiến an ninh năng lượng trở thành vấn đề an ninh quốc gia.
“Nhìn vào viễn cảnh sắp tới có thể thấy, không chỉ NK than mà Việt Nam còn chắc chắn phải đẩy mạnh NK khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để nâng tỷ trọng điện khí trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam lên 21% vào năm 2030. Nếu NK ngày càng nhiều thì có gì đảm bảo thị trường thế giới lúc nào cũng thuận lợi để mua được?”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An một lần nữa nhắc lại lo ngại.
Tin liên quan
Dùng tàu không biển kiểm soát vận chuyển trái phép hơn 33 tấn than
09:32 | 16/05/2024 An ninh XNK
Australia đối tác thương mại chục tỷ đô của Việt Nam
10:15 | 04/03/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu hơn 5 triệu tấn than, tăng mạnh gần 217%
16:12 | 27/02/2024 Xuất nhập khẩu
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan