e magazine
13:37 | 26/09/2022
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

13:37 | 26/09/2022

(HQ Online) - Thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Tài chính xác định việc triển khai hóa đơn điện tử là nhiệm vụ đột phá quan trọng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, để hóa đơn điện tử (HĐĐT) đi vào cuộc sống như ngày hôm nay là cả một chặng đường dài ngành Thuế nỗ lực xây dựng khung khổ pháp lý, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kĩ thuật cũng như từng bước một tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Đến nay, HĐĐT đã trở thành điểm tựa quan trọng góp phần giúp ngành Tài chính nói chung, ngành Thuế nói riêng thực hiện Chính phủ điện tử.
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

Thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Tài chính xác định việc triển khai hóa đơn điện tử là nhiệm vụ đột phá quan trọng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, để hóa đơn điện tử (HĐĐT) đi vào cuộc sống như ngày hôm nay là cả một chặng đường dài ngành Thuế nỗ lực xây dựng khung khổ pháp lý, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kĩ thuật cũng như từng bước một tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Đến nay, HĐĐT đã trở thành điểm tựa quan trọng góp phần giúp ngành Tài chính nói chung, ngành Thuế nói riêng thực hiện Chính phủ điện tử.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

Nhìn lại năm 1999, khi Luật Thuế Giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành, việc quản lý hóa đơn bắt đầu được chú trọng để kiểm soát thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra. Giai đoạn này chỉ sử dụng hóa đơn giấy.

Đại diện một doanh nghiệp tại Hà Nội từng chia sẻ, 45 nghìn hóa đơn là con số trung bình đơn vị này sử dụng mỗi tháng khiến cho việc lưu trữ gặp rất nhiều khó khăn, đấy là chưa kể việc cất giữ bị quá tải, hóa đơn bị ẩm mốc, khó tra cứu. Chi phí trung bình cho mỗi hóa đơn giấy khoảng 1.000 đồng, chưa kể công sức con người bỏ ra là không thể đong đếm…

Đây không phải là trường hợp cá biệt mà hầu hết những doanh nghiệp có nhiều giao dịch mua bán đều gặp những khó khăn như vậy.

Thấu hiểu "nỗi khổ" của doanh nghiệp, năm 2010, Tổng cục Thuế đã tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, trong đó có quy định về HĐĐT. Quy định này tạo bước ngoặt mới về quản lý hóa đơn sau rất nhiều năm áp dụng hóa đơn giấy.

Để triển khai Nghị định 51, năm 2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn những công đoạn, quy trình, thủ tục phải thực hiện hóa đơn giấy. Bên cạnh đó, khi sử dụng HĐĐT lại phát sinh những bất cập như: không theo định dạng chuẩn dữ liệu chung nên không thể kết nối, chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng khác của khách hàng như: thanh toán tiền, xử lý thông tin kế toán và quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không thể tra cứu, sử dụng thông tin từ cơ quan Thuế theo phương thức điện tử. Đặc biệt, đáng lo ngại là tình trạng gian lận, sử dụng hóa đơn giả làm cơ sở cho hành vi trốn thuế, gian lận hoàn thuế từ ngân sách nhà nước.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thuế đã tham mưu, trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, có hiệu lực từ 1/11/2018. Thời hạn chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang HĐĐT là 2 năm (từ 1/12/2018 đến 1/11/2020).

Dù quy định về HĐĐT đã cơ bản được hoàn thiện tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, để áp dụng HĐĐT hiệu quả trên phạm vi toàn quốc cần phải đưa quy định này vào trong luật. Chính vì vậy, năm 2019, Luật Quản lý thuế số 38 ra đời đã dành hẳn 1 chương quy định về áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. Dấu mốc quan trọng được đưa ra trong Luật là từ ngày 1/7/2022, HĐĐT sẽ được triển khai rộng khắp trên toàn quốc và thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy. Để triển khai thành công mục tiêu này, Luật cũng quy định trong 2 năm chuẩn bị (từ 1/7/2020 – thời điểm Luật có hiệu lực đến 1/7/2022), cơ quan Thuế phải xây dựng được chuẩn định dạng dữ liệu chung; các cơ quan, bộ, ngành phải xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối điện tử với cơ sở dữ liệu của ngành Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý. Các quy định này cơ bản đã khắc phục được các tồn tại trong triển khai HĐĐT giai đoạn trước.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

Như vậy, với sự nỗ lực của ngành Thuế, sau nhiều năm xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về HĐĐT, lần đầu tiên trong lịch sử ngành Thuế, quy định về HĐĐT được đưa vào luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc quản lý và sử dụng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

Để đưa Luật Quản lý thuế đi vào cuộc sống, ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC, trong đó nêu rõ: mọi tổ chức, cá nhân phải áp dụng HĐĐT kể từ ngày 1/7/2022.

Như vậy, đến thời điểm này, trải qua hơn 10 năm xây dựng, củng cố và kiện toàn cơ sở pháp lý, Bộ Tài chính cũng như ngành Thuế đã có nền tảng vững vàng để triển khai HĐĐT.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng đại biểu và lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế bấm nút kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố ngày 21/11.

Khi khung khổ pháp lý triển khai HĐĐT đã đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên toàn quốc, ngày 20/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành 6 quyết định về triển khai HĐĐT giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định và công văn số 10847/BTC-TCT gửi Ủy ban nhân dân 6 tỉnh, thành phố này đề nghị phối hợp triển khai.

Bên cạnh đó, ngành Thuế cũng huy động một lực lượng lớn cán bộ công chức có nhiều kinh nghiệm về công nghệ thông tin và thành lập Ban chỉ đạo, các Tổ thường trực triển khai tại Tổng cục Thuế và 6 tỉnh, thành phố với sự tham gia của Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành tại địa phương cho công tác triển khai HĐĐT; trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; ban hành Quy trình quản lý HĐĐT, quy định về thành phần dữ liệu nghiệp vụ HĐĐT và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế làm căn cứ hướng dẫn thực hiện và triển khai các giải pháp đồng bộ, thống nhất để làm sao trong thời gian eo hẹp (chỉ trong 4 tháng từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022), các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 1 đều hoàn thành.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

Theo Tổng cục Thuế, việc 6 tỉnh, thành phố được chọn triển khai giai đoạn 1 là do các tỉnh, thành phố này chiếm tới 60% số lượng doanh nghiệp, khoảng 70% lượng HĐĐT của cả nước và đáp ứng được yêu cầu có đầy đủ các loại hình người nộp thuế khác nhau, từ doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, xuất khẩu đến hộ kinh doanh, doanh nghiệp tại các địa bàn khó khăn, đảm bảo mô hình triển khai từ các cục thuế nhỏ đến cục thuế lớn.

Quá trình triển khai giai đoạn 1 cho thấy, bên cạnh việc chủ động triển khai quyết liệt, nhanh chóng tới từng địa phương trong thời gian ngắn thì việc đơn giản hoá phần mềm HĐĐT, giải pháp truyền nhận, tích hợp là rất cần thiết để người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận.

Không phải tự nhiên việc triển khai HĐĐT được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng và ủng hộ như vậy mà bởi họ vừa là đối tượng thụ hưởng các lợi ích của chính sách HĐĐT vừa là trung tâm của những thay đổi này.

Hơn thế, HĐĐT còn cho phép doanh nghiệp tích hợp sâu với các phần mềm tiện ích sẵn có như: phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán... từ đó xây dựng mô hình hoạt động thống nhất bằng phương thức điện tử, tạo nền tảng để chuyển đổi số nhanh chóng, thuận lợi.

Chị Hải Yến - kế toán một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vừa thực hiện chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng HĐĐT cho biết, ngay sau khi đăng nhập vào Hệ thống HĐĐT, khai thông tin và gửi cho cơ quan Thuế, chỉ khoảng 5 phút sau, hệ thống đã trả HĐĐT về và doanh nghiệp đã có thể sử dụng ngay lập tức. Hệ thống HĐĐT của cơ quan Thuế có định dạng rất thân thiện, dễ sử dụng và đặc biệt việc truyền nhận thông tin rất nhanh. Với một doanh nghiệp liên tục phải xuất hàng hoá và vận chuyển đi trong và ngoại tỉnh như doanh nghiệp của chị, việc HĐĐT có thể gửi ngay cho nhân viên qua email hoặc zalo thực sự quá tiện lợi. Hơn nữa, trong quá trình lưu chuyển hàng hoá, khi các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra thì chỉ với HĐĐT, các thông tin liên quan đến công ty, lô hàng, quá trình mua bán đều thể hiện rất rõ giúp rút ngắn thời gian kiểm tra cũng như tránh việc đánh mất như chứng từ giấy.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bấm nút kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc.

Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, Bộ Tài chính đã ban hành các quyết định để triển khai HĐĐT giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành còn lại trên cả nước. Xác định đây là một việc quan trọng và không hề đơn giản, nhiều cuộc họp đã liên tiếp được tổ chức để lên kế hoạch thực hiện.

Ngoài tập huấn trang bị kiến thức cho cán bộ thuế, từng cục thuế còn chủ động phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ về HĐĐT để chuẩn bị các giải pháp và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ HĐĐT cho người nộp thuế. Sau thành công của giai đoạn 1, việc triển khai HĐĐT giai đoạn 2 đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của 57 UBND các tỉnh, thành phố với sự tham mưu của các cục thuế địa phương; việc thành lập ban chỉ đạo triển khai HĐĐT cũng nhận được sự tham gia của tất cả các sở, ban ngành có liên quan.

Đáng chú ý, ngày 21/4/2022, Hệ thống HĐĐT toàn quốc chính thức được kích hoạt như một cam kết tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, góp phần cùng ngành Tài chính và Chính phủ đạt được các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số, cải thiện môi trường kinh doanh.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

Triển khai HĐĐT là việc không chỉ của riêng ngành Thuế mà là nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương với sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị liên quan. Ít có chủ trương nào lại có sự đồng thuận cao và có sự liên kết chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành trong triển khai thực hiện như vậy.

HĐĐT được đánh giá là hữu ích trong cải cách hành chính thuế giúp doanh nghiệp cải thiện và phát triển môi trường kinh doanh, từ đó giúp lành mạnh, minh bạch hoá nền tài chính nước nhà. Với việc chính quyền điện tử đang được xây dựng mạnh mẽ tại các địa phương, HĐĐT đã trở thành một trong những dữ liệu cơ bản phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp.

Sắp tới, dịch vụ HĐĐT sẽ được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình kết nối điện tử giữa ngành Thuế với các bộ, ngành khác để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận, thuận lợi thực hiện các nhiệm vụ hành chính thuế.

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy,

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử
Trung tâm điều hành HĐĐT tại Tổng cục Thuế.
MEGASTORY: Hành trình đi đến xóa bỏ hóa đơn giấy, "phủ sóng" 100% hóa đơn điện tử

Thùy Linh

Phiên bản di động