e magazine
08:52 | 10/01/2022
MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

08:52 | 10/01/2022

(HQ Online) - Việc hướng tới xã hội không dùng tiền mặt là một nhu cầu tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ hiện nay. Đặc biệt, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã phá vỡ nhiều phương thức giao dịch truyền thống, đặt ra yêu cầu cấp bách phải đẩy mạnh việc giao dịch không dùng tiền mặt, trong đó có công tác thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) của ngành Tài chính.
MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Ngay sau khi Quyết định 291/2006/QĐ-TTg được ban hành, để hoàn thiện khung pháp lý thực hiện Đề án, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

Chỉ sau chưa đầy 1 năm, ngày 11/12/2007, thỏa thuận hợp tác thanh toán và tổ chức phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước-Tổng cục Thuế-Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã được ký kết. Đây được coi là “cái bắt tay” đầu tiên giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với ngân hàng để hiện thực hóa mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công mà Chính phủ hướng tới.

Và chưa đầy 2 năm sau, một loạt văn bản hợp tác khác được ký kết, trong đó có ba bản thỏa thuận phối hợp thu giữa Kho bạc Nhà nước-Tổng cục Hải quan với các ngân hàng: VietinBank (2/4/2009); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (18/8/2009); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank (12/11/2009) và một bản thỏa thuận phối hợp thu giữa Kho bạc Nhà nước-Tổng cục Thuế với Agribank (22/9/2009). Các bước đi quan trọng này đã mở ra một chương mới cho cải cách công tác thu nộp và quản lý NSNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế
Việc nộp thuế điện tử qua hệ thống NHTM đã tạo thuận lợi rất nhiều cho người nộp thuế

Tuy nhiên, do là hoạt động mới lại đòi hỏi có sự phối hợp, liên thông nhiều bên nên không tránh khỏi những bất cập, hạn chế xảy ra.

Đó là các cơ quan, đơn vị liên quan chưa có sự phối hợp tốt cũng như chưa thực hiện trao đổi thông tin nên công tác tổ chức thu, nộp NSNN đã nảy sinh một số vấn đề. Cụ thể, việc trao đổi, đối chiếu thông tin về số phải thu, số đã thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước (KBNN), các cơ quan thu, cơ quan tài chính và các ngân hàng thường bị chậm, đặc biệt là số thu ngân sách phát sinh tại địa bàn các cửa khẩu, hay số liệu về thu NSNN giữa các cơ quan, đơn vị đôi khi thiếu thống nhất, khối lượng nhập liệu lớn và bị trùng lặp khiến KBNN phải nhập lại chứng từ thu NSNN được chuyển về từ các ngân hàng; các cơ quan thu và cơ quan Tài chính phải nhập lại chứng từ NSNN từ KBNN….

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Vướng đâu, gỡ đó, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, sau 2 năm triển khai thí điểm tại các đơn vị ngành dọc của KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, VietinBank, BIDV, Agribank, công tác phối hợp thu đã khẳng định được hướng đi đúng đắn. Nó không chỉ giúp người nộp thuế mở rộng không gian và thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN, có thể nộp tiền tại nhiều địa điểm khác nhau và bất cứ thời gian nào mà còn giúp giảm thời gian nhập liệu của KBNN do dữ liệu được truyền thẳng từ ngân hàng thương mại (NHTM) sang; giúp các NHTM có khả năng phát triển thêm cả về số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán như nộp qua thẻ ATM, dịch vụ ủy nhiệm thu không chờ chấp thuận.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, năm 2010, ngành Hải quan chính thức triển khai nộp thuế điện tử.

Tới năm 2014, Thông tư số 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 của Bộ Tài chính quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra đời, đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm thời gian và chi phí cho hải quan và doanh nghiệp do không phát sinh nợ thuế sau khi doanh nghiệp đã nộp tiền. Thời điểm đó, số thu NSNN qua ngân hàng chiếm khoảng 63,5% trong tổng số thu toàn ngành Hải quan.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế
Nộp thuế điện tử giúp thông quan hàng hóa nhanh chóng.

Sau đó, để tiếp tục triển khai cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu NSNN, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 184/2015/TT-BTC thay thế Thông tư số 126/2014/TT-BTC cho phù hợp với Luật Hải quan sửa đổi, thực hiện kê khai điện tử qua mạng, thực hiện nộp thuế điện tử.

Những thuận lợi từ quy định này phải kể đến như: người nộp thuế có thể ở nhà hoặc ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể kê khai nộp tiền qua kênh giao dịch điện tử của ngân hàng; người nộp thuế sử dụng bảo lãnh chung bằng điện tử sẽ chủ động thời gian làm thủ tục hải quan, hoàn thành nghĩa vụ thuế bằng bảo lãnh tiền thuế mọi lúc, mọi nơi không kể ngày nghỉ, ngày lễ ngân hàng không làm việc; cho phép thực hiện thu phí, lệ phí của các bộ, ngành tham gia cơ chế một cửa quốc gia...

Sau nhiều năm thực hiện phối hợp thu với các NHTM, đến năm 2017, Tổng cục Hải quan triển khai thí điểm tiếp Chương trình nộp thuế điện tử và thông quan 24/7.

Với Chương trình này, người nộp thuế lập chứng từ nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử Hải quan mọi lúc, mọi nơi khi có kết nối internet. Thông tin chứng từ sẽ được gửi tới ngân hàng phối hợp thu và ngân hàng sẽ kiểm tra, thực hiện chuyển tiền sang KBNN đồng thời thông báo lại cho Tổng cục Hải quan để thực hiện hạch toán trừ nợ và thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp ngay lập tức.

Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan đang triển khai nộp thuế điện tử với 44 ngân hàng phối hợp thu, trong đó có 37 ngân hàng tham gia chương trình nộp thuế điện tử 24/7; 7 ngân hàng tham gia Chương trình nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế, giảm tiếp xúc trực tiếp, thích ứng với công tác phòng chống dịch bệnh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu qua ngân hàng đạt 99,8% trên tổng số thu.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Cùng với ngành Hải quan, thời gian qua, ngành Thuế cũng không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin để tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Đó là dịch vụ Nộp thuế điện tử. Theo đó, năm 2013, Tổng cục Thuế bắt đầu chính thức mở rộng dự án nộp thuế điện tử (sau khi triển khai thí điểm tại Cục Thuế Hà Nội vào năm 2012).

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế
Nộp thuế điện tử mang lại nhiều tiện ích cho người nộp thuế.

Còn nhớ, khi ngành Thuế bắt đầu triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng, tại một số địa phương trên cả nước, nhất là ở những địa bàn còn khó khăn, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiếu và yếu; các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu doanh nghiệp nhỏ, quy mô gia đình nên nhận thức lợi ích của kê khai và nộp thuế điện tử còn thấp và tâm lý cũng ngại thay đổi theo phương thức mới… Thế nhưng, ngay khi ngành Thuế bắt đầu triển khai thực hiện nộp thuế điện tử, hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn cấp huyện đã hưởng ứng rất tích cực.

Tiện ích của dịch vụ Nộp thuế điện tử là người nộp thuế không cần phải đến trụ sở của cơ quan Thuế để thực hiện kê khai trên các mẫu tờ khai bằng giấy mà có thể giao dịch qua mạng. Hình thức này giúp người nộp thuế dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong quá trình kê khai trực tiếp trên website và có thể thực hiện 24/24 giờ vào các ngày trong tuần, khác hẳn với trước đây chỉ giao dịch được trong thời gian quy định của cơ quan Thuế. Giao dịch trực tuyến cũng hạn chế được những sai sót, hạn chế việc kê khai, chỉnh sửa nhiều lần hay kê khai lại từ đầu, tránh gây mất thời gian, chi phí. Ngoài ra, hệ thống dịch vụ Nộp thuế điện tử còn bổ sung một số chức năng mới giúp người nộp thuế có nhiều thuận lợi trong việc giao dịch như: có thể tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu nghĩa vụ thuế, tra cứu số thuế còn phải nộp, quản lý tài khoản doanh nghiệp, hỏi đáp và đăng ký thuế điện tử…

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong những năm qua, KBNN đã tích cực cải cách cơ chế chính sách, triển khai nhiều dự án hiện đại hóa trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước theo hướng đơn giản, hiện đại về công nghệ, góp phần vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ tiền, tài sản Nhà nước, vừa hướng đến mục tiêu xây dựng Kho bạc điện tử, tiến tới Kho bạc số.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế
KBNN đã thực hiện mối hợp thu với 9 NHTM.

Trong xu hướng đó, việc thanh toán của người dân, doanh nghiệp cũng dần được KBNN thay đổi khi nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng tăng cao. Đến nay, KBNN đã phối hợp cùng nhiều ngân hàng trong việc mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng và thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước, đồng thời kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu ngân sách giữa ngân hàng và KBNN. Đến nay, KBNN đã ký kết với 9 NHTM để thực hiện phối hợp thu. Thông qua công tác phối hợp thu, toàn bộ khoản thu ngân sách qua ngân hàng sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống qua các tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng, bảo đảm tập trung kịp thời vào ngân sách nhà nước, đồng thời, truyền thông tin các khoản thu ngân sách sang Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Có thể khẳng định, việc tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử với các hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần của KBNN đã theo đúng các mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Về phía người nộp thuế, công tác này giúp tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong thu ngân sách nhà nước, tạo thêm nhiều thuận lợi cho người nộp thuế. Ví dụ, người nộp thuế được mở rộng thêm thời gian và không gian làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục nộp ngân sách nhà nước, đồng thời, được cung cấp thêm các dịch vụ nộp ngân sách nhà nước đa dạng, thuận tiện, văn minh hiện đại hơn như nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của cơ quan thu, qua ATM, internet banking,…

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Cùng với công tác thu NSNN, ngành Tài chính cũng đang đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi NSNN. Theo KBNN, thời gian qua, toàn hệ thống KBNN đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khảo sát tình hình cung ứng dịch vụ của các hệ thống NHTM tại từng địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính ban hành các công văn hướng dẫn mở rộng địa bàn bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát để đảm bảo dòng chảy NSNN được thông suốt.

Cùng với đó, KBNN cũng kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát chi NSNN và kiểm soát chi bằng tiền mặt trong phạm vi dự toán được duyệt theo đúng nội dung, mục đích, tiêu chuẩn, định mức và quy định của pháp luật hiện hành; từng bước chuyển hoạt động chi NSNN bằng tiền mặt sang các NHTM nơi KBNN mở tài khoản thanh toán.

Đáng chú ý, KBNN cũng đã phối hợp với cơ quan Thuế triển khai trên diện rộng từ tháng 4/2021 việc truyền, nhận lệnh hoàn thuế điện tử để có thể tiếp nhận, hạch toán lệnh hoàn thuế và chuyển lệnh thanh toán cho NHTM thực hiện chi NSNN.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Có thể khẳng định, việc ứng dụng công nghệ thông tin, thanh toán không dùng tiền mặt với các tiện ích mà nó mang lại đang là đòi hỏi tất yếu trong xu thế phát triển một xã hội văn minh và hiện đại. Nó không chỉ cho thấy đây là điều kiện cần để nâng cao giá trị cuộc sống mà còn trở thành cứu cánh khi các phương thức truyền thống bị phá vỡ. Đó là dịch Covid-19.

Mặc dù mới xuất hiện được 2 năm (2020-2021) nhưng dịch Covid-19 đã cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của nó, sản xuất đình trệ, giao thương đứt gãy, giao tiếp giữa người với người bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, công nghệ thông tin và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp chúng ta bình tĩnh để đối phó, từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới, đặc biệt dòng NSNN vẫn được đảm bảo tập trung nhanh, đầy đủ, chính xác và lưu thông thông suốt để tiếp “máu” cho nền kinh tế nước nhà không bị gục đổ, đáp ứng kịp thời cho nhiệm vụ cấp bách về phòng chống dịch.

Các thành công này sẽ là bước đệm quan trọng để hướng đến triển khai Chính phủ điện tử. Trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hoá các quy trình thủ tục và đẩy mạnh xây dựng các ứng dụng liên thông, liên kết, hướng tới mục tiêu chính là đảm bảo thông suốt thu - chi NSNN, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

MEGASTORY: Giao dịch không dùng tiền mặt trong thu - chi ngân sách: Lưu thông "mạch máu" nền kinh tế

Thùy Linh

Phiên bản di động