e magazine
10:15 | 20/05/2023
MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

10:15 | 20/05/2023

(HQ Online) - Dự án Tạo thuận lợi thương mại (TFP) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, sau 5 năm triển khai thực hiện (2018-2023), đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Với sự nỗ lực của các bên, đến nay Dự án TFP đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính (CCHC) và thể chế chính sách một cách hiệu quả thông qua nhiều hoạt động. Các ban ngành, cộng đồng DN đánh giá cao hiệu quả năng lực và phát triển quan hệ đối tác công tư, nổi bật nhất là cải cách thủ tục hải quan và là “chất xúc tác” đẩy mạnh năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi tối đa trong thông quan hàng hóa qua biên giới.
MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Với số vốn viện trợ 21,7 triệu USD, năm 2018, Dự án TFP mang theo “sứ mệnh” hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đồng thời giảm thời gian và chi phí thương mại, thúc đẩy XNK. Sau 5 năm triển khai, Dự án TFP đã mang lại kết quả đầy ấn tượng với những con số vượt xa mức kỳ vọng.

Theo đánh giá từ Ban Quản lý dự án, Dự án TFP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng, sửa đổi 43 văn bản chính sách pháp luật, trong đó có 37 văn bản đã ban hành liên quan thương mại; tổ chức 61 hoạt động đào tạo cho hơn 3.000 người thuộc cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân; tăng cường quan hệ đối tác Hải quan - DN với 3.622 người thuộc khu vực tư nhân đã tham dự các hoạt động đào tạo và tham vấn do TFP tổ chức; thu thập 9.000 câu trả lời khảo sát về mức độ hài lòng của DN trên toàn quốc để hỗ trợ đẩy mạnh cải cách.

Đặc biệt, Dự án TFP đã giúp Việt Nam đi đúng hướng để hoàn thành trước thời hạn các cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-TFA). Theo đó, cơ quan Hải quan thực hiện 20/24 điều khoản của Hiệp định WTO-TFA và dự kiến sẽ tuân thủ 100% cam kết vào cuối năm 2024.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ trao giấy khen của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho các cá nhân có thành tích trong triển khai Dự án TFP.

Kể từ năm 2019 thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu đã giảm một nửa, từ 103,68 giờ xuống 54,8 giờ đối với hàng NK và từ 95,78 giờ xuống 38,4 giờ đối với hàng XK. Đặc biệt, chi phí của DN để hoàn thành thủ tục XNK hàng hóa tại cửa khẩu đã giảm từ 569 USD xuống 313 USD (đối với hàng NK) và từ 420 USD xuống 338 USD (đối với hàng XK).

Kết quả cho thấy, quá trình triển khai dự án đã hài hòa và đơn giản hóa các chính sách và thủ tục giữa các cơ quan của Chính phủ Việt Nam; tăng cường sự phối kết hợp giữa cấp trung ương và địa phương về các chiến lược tạo thuận lợi thương mại; tăng cường việc triển khai và phối hợp giữa ít nhất 5 địa phương cũng như hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Hải quan tại địa phương; cải thiện quan hệ đối tác Hải quan-DN.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cụm cảng Sơn Dương - Vũng Áng (Hà Tĩnh).

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Trong những năm qua, USAID đã hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện thứ hạng về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới và thăng hạng trong bảng xếp hạng các thị trường XK của Hoa Kỳ. Việc hỗ trợ của USAID góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thủ tục XNK rườm rà vẫn là một rào cản đáng kể đối với thương mại. Do đó, Dự án TFP diễn ra vào thời điểm vô cùng phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam thực thi Hiệp định WTO-TFA và đã góp phần giảm thời gian thông quan và nâng cao sức cạnh tranh cho DN XNK.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP
Hội thảo do USAID và VCCI tổ chức.
MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP
Hội thảo về tạo thuận lợi thương mại do USAID và Bộ Tài chính tổ chức.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan), Dự án TFP đã giúp tăng cường tiếng nói của cộng đồng DN trong quá trình hoạch định chính sách, đơn giản hóa thủ tục hải quan và xây dựng các kế hoạch hành động nhằm giảm bớt ùn tắc tại cảng biển. Điển hình, khi cảng Cát Lái- cảng container lớn nhất của cả nước đã hoạt động hết công suất khi xảy ra dịch Covid-19, Dự án TFP, cơ quan Hải quan, các bộ, ngành và cộng đồng DN đã cùng đưa ra giải pháp khả thi chống ùn tắc và tạo thuận lợi cho logistics tại cảng Cát Lái.

Tại nhiều diễn đàn, các chuyên gia phân tích, nếu như trước đây, hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam luôn là vấn đề nóng bỏng do có sự tham gia của nhiều bộ, ngành khiến thời gian thông quan hàng hóa tại biên giới bị kéo dài thì khi triển khai dự án đã có sự rút ngắn đáng kể. Do đó, đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ Dự án TFP không ai khác chính là DN XNK.

Chỉ rõ DN, các nhà XNK hưởng lợi quan trọng của dự án, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cộng đồng DN đánh giá cao kết quả của Dự án TFP trong 5 năm qua. Cụ thể, điểm quan trọng của dự án là khi thiết kế hoạt động đã trao quyền cho DN đánh giá chất lượng thủ tục hải quan, thủ tục thương mại. Qua đó, các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Dự án có thể kết thúc song vai trò của DN tham gia vào quá trình cải cách đã được xác lập và đó sẽ là tiền đề quan trọng cho những cải cách tiếp theo.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Còn theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Dự án TFP là luồng gió mới, tác động tích cực đến sự thay đổi từ các bộ, ngành, tạo ra cải cách trong quản lý từ đó hỗ trợ rất lớn cho cộng đồng DN. Đặc biệt, TFP còn là sự kết nối giữa cơ quan quản lý và cộng đồng DN, tìm ra tiếng nói chung để cùng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi trong quá trình thông quan hàng hoá qua biên giới cho DN.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Điển hình, tháng 9, 10/2022, Dự án TFP và Tổng cục Hải quan đã công bố Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (gọi tắt là Chương trình thí điểm tuân thủ) tại 4 hội thảo được tổ chức ở miền Bắc, Trung, Nam. Tại các hội thảo, hơn 450 đại diện từ các cục hải quan địa phương, các DN, hiệp hội DN đã thảo luận về việc thực hiện Chương trình thí điểm tuân thủ. Đặc biệt, lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa cơ quan Hải quan và một số DN XNK được lựa chọn đã diễn ra. Theo đó, có 47 DN, bao gồm các tập đoàn xuyên quốc gia như: Ford, VinFast và LG đã ký biên bản ghi nhớ với các cục hải quan địa phương, thể hiện cam kết của các DN đối với Chương trình thí điểm tuân thủ.

Có thể nói Chương trình thí điểm tuân thủ là hoạt động mới nhất trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Dự án TFP và Hải quan Việt Nam là đơn vị thực hiện- một quan hệ đối tác đang đặt nền móng cho những cải cách nhằm giúp các DN và nhà đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn tại Việt Nam.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Trong hơn 20 năm qua, USAID, đặc biệt Dự án TFP đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các DN, thương nhân và nhà đầu tư. Điều này ngày càng trở nên quan trọng khi thương mại phục hồi hậu Covid-19 và sẽ thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định WTO-TFA mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên.

TFP và Tổng cục Hải quan đã cùng nhau giúp Việt Nam đi đúng hướng để thực hiện các cam kết trong Hiệp định WTO-TFA vượt tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cần phát huy, do đó kết quả mà TFP đã đạt được sẽ là tiền đề cho những cải cách tạo thuận lợi thương mại trong tương lai. Trong đó, Dự án TFP mở đường cho sự hợp tác hơn nữa trong tương lai của hai bên nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại sự thịnh vượng lớn hơn cho Việt Nam.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP
Hải quan thực hiện giám sát hàng hóa ra vào các KCN, kho bãi... từ hệ thống camera giám sát.

Phát biểu tại lễ tổng kết dự án diễn ra ngày 12/4 tại Hà Nội, trên cương vị nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án, ông Mai Xuân Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhấn mạnh, tham vọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Hải quan Việt Nam không chỉ dừng lại là tốp đầu của các cơ quan quản lý trong nước mà Hải quan Việt Nam đang hướng đến tạo ra bước đột phá trong môi trường đầu tư với mục tiêu cạnh tranh ở tầm khu vực và thế giới. Dù dự án kết thúc, nhưng Việt Nam nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng rất kỳ vọng những kết quả mang lại sẽ là sự lan tỏa để tất cả cơ quan quản lý, DN triển khai thực hiện nối tiếp trong thời gian tới. Đồng thời, phía Việt Nam cũng mong muốn USAID sẽ có những dự án mới nối tiếp giành cho Hải quan Việt Nam triển khai các hoạt động liên quan trong tương lai.

Nhấn mạnh lại thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó, xem DN là trung tâm và thực hiện cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, Tổng cục Hải quan mong muốn các bộ, ngành, địa phương tập trung kiên quyết cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa, đơn giản hóa TTHC, giảm chi phí tuân thủ trên mọi lĩnh vực; gắn cải cách TTHC với xây dựng Chính phủ điện tử.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP
Cơ quan Hải quan rà soát các quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam là một mô hình để hoạch định chính sách bao trùm, thu hút sự tham gia của công chúng và minh bạch hơn đối với công việc của Chính phủ. Sự hợp tác lâu dài của USAID, Tổng cục Hải quan tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các Nghị quyết 19 (2014-2018) và 02 (2019-2022) hàng năm của Chính phủ, đề ra những cải cách cụ thể và phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành.

Sự tham gia của công chúng là trọng tâm của những nỗ lực này. Dự án TFP đã cung cấp diễn đàn cho cộng đồng DN và người dân đưa ra quan điểm, bổ sung thêm thông tin giúp thúc đẩy cải cách. Cam kết và hoạch định chính sách bao trùm này được thể hiện vào năm 2021 khi Dự án TFP hỗ trợ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá 6 năm (2014-2020) cải cách kiểm tra chuyên ngành.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, trên tinh thần phối hợp, sự linh hoạt và hiệu quả của Dự án TFP trong 5 năm qua đã nhận được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan và cộng đồng DN. Dự án TFP không chỉ mang lại kết quả, bài học kinh nghiệm mà những nỗ lực, sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi trong quá trình cải cách là vô cùng lớn. Thực hiện những yêu cầu về cải cách, tạo thuận lợi thương mại hướng đến Hải quan số, Hải quan thông minh của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới, hy vọng rằng USAID sẽ tiếp tục hỗ trợ cơ quan Hải quan bởi kết quả của TFP là bền vững và Hải quan Việt Nam vẫn có thể chủ động tiếp tục triển khai.

MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan, góc nhìn từ TFP

Hồng Nụ

Phiên bản di động