Mặt trận 5G: Ai sẽ thống lĩnh thị trường Internet?
Cuộc chiến "nảy lửa" giành độc quyền Internet thế hệ thứ 5 giữa các hãng công nghệ |
Mạng 5G được thế giới đánh giá sẽ tạo ra cuộc cách mạng về tốc độ, sự ổn định cho thiết bị di động, xóa khoảng cách giữa tốc độ băng thông không dây và cố định cũng như kích hoạt làn sóng công nghệ, ứng dụng mới chưa từng có, giải quyết các thách thức kết nối mọi lúc, mọi nơi, kết nối Internet vạn vật. Với ưu thế vượt trội về tốc độ truyền dữ liệu (nhanh hơn khoảng 100 lần so với 4G), mạng 5G sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ phương tiện tự lái đến chơi game. Trong khi 4G được biết đến chủ yếu để phục vụ điện thoại thông minh, 5G có thể được ứng dụng trong phạm vi rộng hơn. Hệ sinh thái 5G sẽ bao gồm các nhà sản xuất hạ tầng mạng, điện thoại thông minh và các thiết bị tiêu dùng khác.
Báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ thông tin toàn cầu có trụ sở tại London (Anh) IHS Markit dự đoán rằng 5G sẽ góp phần tạo ra 12,3 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu vào năm 2035, thúc đẩy các lĩnh vực mới như thành phố thông minh và nông nghiệp thông minh, đồng thời thông qua quá trình số hóa các ngành nghề để tạo tác động lan tỏa tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Internet tốc độ cao được mô tả là trụ cột của nền kinh tế hiện đại và 5G là một phần quan trọng trong đó. Nhiều chính phủ coi công nghệ 5G là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Theo dự báo, tới năm 2020, toàn thế giới sẽ đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỷ USD cho công nghệ này.
Tuy nhiên, ước mơ về một thế giới không gian mạng không biên giới đã trở thành ảo vọng. Thị trường Internet thế giới đang từ từ bị chia cắt: Một bên là hệ thống của Trung Quốc với chiếc điện thoại di động đa năng, từ một ứng dụng có thể làm mọi việc mua bán, chuyển khoản... chỉ có điều chính quyền sẽ theo dõi và kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân. Một bên là hệ thống internet tự do, mở rộng kết nối khắp địa cầu. Người sử dụng gần như có thể tự do phát ngôn, sáng chế.
Với thế hệ 5G, hai hệ thống Mỹ-Trung sẽ xung đột trực diện bởi Bắc Kinh muốn trói buộc khách hàng sử dụng hệ thống “vạn lý trường thành điện tử” của Trung Quốc để có thể kiểm soát thông tin và ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn cấm mạng lưới Internet phương Tây như Facebook, Google hoạt động tại Đại Lục, trong khi đó, mọi cố gắng ủng hộ các tập đoàn Trung Quốc như Tencent và Alibaba xâm nhập thị trường nước ngoài cũng không mấy thành công.
Hệ thống mạng không dây 5G làm căng thẳng Mỹ-Trung leo thang vì một số nước sẽ muốn chạy theo hệ thống của Trung Quốc. Mục tiêu không che giấu của Trung Quốc là muốn thống lĩnh thị trường. Do vậy, không nên ngạc nhiên khi Washington và Quốc hội Mỹ ra tay ngăn chặn tham vọng của tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Hiện tập đoàn Huawei được xem là "nhà vô địch" trong cuộc đua 5G ở nhiều phương diện từ chip băng tần (modem) 5G đầu tiên trên thế giới hỗ trợ cả 2 kiến trúc mạng 5G là NSA và SA có tên Balong 5000 cho đến các thiết bị cho hạ tầng mạng 5G. Huawei đã đầu tư rất nhiều tiền của và công sức cho công tác nghiên cứu 5G và mua lại các bằng sáng chế quan trọng để phát triển công nghệ này. Nhiều nhà phân tích cho rằng Huawei đã xây dựng được một vị thế dẫn trước vững chắc về công nghệ 5G đến nỗi thiết bị Huawei trở nên gần như không thể thay thế đối với nhiều nhà mạng viễn thông. Hiện Huawei đã ký 30 hợp đồng lớn cung cấp dịch vụ 5G và đang làm việc với hơn 50 đối tác nữa.
Trước sự phát triển quá nhanh của Huawei, Mỹ nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch gây sức ép để các nước “tẩy chay” 5G của Huawei. Rõ ràng là ở chừng mực nào đó, Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục đồng minh Pháp ngừng hợp tác với Huawei. Canada, Cộng hòa Séc, Na Uy và Nhật Bản đang đánh giá lại mối quan hệ với Huawei. Thế nhưng, nhiều nước, thậm chí cả đồng minh của Mỹ, lại dường như khó lòng cưỡng lại sức hấp dẫn của Huawei về mặt chi phí và giá cả.
Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) tuyên bố sẽ vẫn sử dụng trang thiết bị của Huawei. Ấn Độ cũng đã bác bỏ những lo ngại của Mỹ và được cho là đang tìm cách để duy trì một số hợp đồng với Huawei. Mới đây, hôm 7/3, Đức cũng thông báo nước này sẽ không cấm bất kỳ công ty nào tham gia dự thầu về hợp đồng 5G. Về phần mình, Chính phủ Anh cho biết họ có thể quản lý mọi rủi ro do Huawei đưa lại, con Hungary và Slovakia khẳng định họ không coi Huawei là mối đe dọa. Liên minh châu Âu cũng không thể thực hiện theo yêu cầu của Mỹ về cấm cửa Huawei nên Ủy ban châu Âu đang đề xuất một loạt biện pháp triển khai để đảm bảo an ninh của thế hệ mạng di động thứ 5 (5G) trên khắp EU, theo đó mỗi nước thành viên EU sẽ hoàn tất đánh giá rủi ro quốc gia về cơ sở hạ tầng mạng 5G trước tháng 6/2019. Trên cơ sở này, các nước thành viên nên cập nhật các yêu cầu an ninh hiện nay cho các nhà cung cấp mạng và bao gồm các điều kiện để đảm bảo an ninh mạng công cộng, đặc biệt khi trao quyền sử dụng tần số sóng vô tuyến điện trong băng tần 5G.
Các biện pháp này nên bao gồm các nghĩa vụ với các nhà cung cấp và điều hành để đảm bảo an ninh mạng. Bản đánh giá rủi ro quốc gia và các biện pháp nên cân nhắc tới các yếu tố rủi ro khác nhau, như rủi ro kỹ thuật và rủi ro liên quan đến hành vi của các nhà cung cấp dịch vụ hay nhà mạng, bao gồm các công ty từ nước thứ 3. Bản đánh giá rủi ro quốc gia sẽ là yếu tố trung tâm để hướng tới xây dựng bản đánh giá rủi ro chung của EU. Các nước thành viên EU có quyền loại bỏ các công ty khỏi thị trường của mình vì lý do an ninh quốc gia, nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn và khuôn khổ pháp lý của quốc gia đó.
Mạng 5G được cho là có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác như xe ô tô có kết nối, điện thoại, hàng không hay các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa. Huawei, với những hiểu biết trong lĩnh vực điện tử và nguồn quỹ vô giới hạn, hiện nắm trong tay các lá át chủ bài để trở thành tác nhân chủ đạo của cuộc cách mạng này. Theo các chuyên gia, Washington phản đối Huawei vì những nguyên nhân mang tính biểu tượng và có tính chất thực tế.
Đối với Mỹ, đó một sự đảo ngược không thể chấp nhận được, nhất là nếu Huawei có được công nghệ 5G, một lượng lớn các doanh nghiệp Mỹ bắt buộc sẽ phải nhờ Huawei cung cấp trang thiết bị./.Tin liên quan
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SpaceX muốn cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam
21:12 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Viettel ra mắt dịch vụ đầu tiên trong hệ sinh thái 5G “Video chờ meCall”
10:36 | 23/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK