Lo ngại "sửa đi, sửa lại" quy định về thời gian cơ cấu nợ
NHNN cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng, đến 30/6/2022. Ảnh: Internet |
Giúp giảm bớt gánh nặng trả lãi
Từ 7/9, Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực. Đặc biệt, Thông tư 14 ban hành chỉ sau 5 tháng kể từ khi Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03) sửa lần thứ nhất Thông tư 01 về cơ cấu nợ có hiệu lực.
So với quy định cũ, Thông tư 14 có 2 điểm mới đáng lưu ý. Đó là phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí bao gồm cả khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 như quy định của Thông tư 03. Ngoài ra, thời gian cơ cấu nợ được kéo dài thêm 6 tháng (kéo dài đến ngày 30/6/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021).
Theo đánh giá của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, việc sửa đổi lần 2 này diễn ra nhanh chóng, kịp thời gỡ khó cho các khách vay là cá nhân, doanh nghiệp và cả ngân hàng thương mại.
Ông Phạm Như Ánh, thành viên Ban Điều hành Ngân hàng MB cho rằng, việc giãn thời gian cơ cấu nợ theo thông tư mới của NHNN là rất cần thiết, giúp cho nhiều chủ thể phục hồi sản xuất, quay vòng vốn, để từ đó phù hợp với thời hạn của các khoản vay cũ và mới mà khách hàng cần thanh toán khi đến hạn.
Các chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận xét, Thông tư 14 sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trả lãi, giúp ngân hàng có thêm thời gian cơ cấu nợ, giúp chất lượng tài sản và lợi nhuận ngành ngân hàng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Covid-19.
Cũng về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, các ngân được phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp đồng nghĩa với việc ngân hàng chưa gặp áp lực lớn về trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ được cơ cấu lại. Điều này sẽ giúp lợi nhuận ngân hàng đỡ bị ảnh hưởng hơn trong những tháng còn lại của năm. Tuy nhiên, khi Thông tư 14 hết hiệu lực thì các ngân hàng buộc phải hạch toán các khoản nợ được cơ cấu và nhiều khoản có thể sẽ trở thành nợ xấu, lúc đó áp lực đè nặng lên vai các ngân hàng.
Lo nợ xấu bị dồn nén, tiềm ẩn rủi ro
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ sự chưa “hài lòng” về mức độ nới thời gian và phạm vi cơ cấu nợ. Đại diện một ngân hàng cho biết, Thông tư 14 mới gỡ được một phần rất nhỏ khó khăn của ngân hàng, doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng được nhiều ý kiến nhận định cũng chưa hợp lý bởi chưa biết dịch kéo dài và kết thúc thời điểm nào, nên chưa có căn cứ để khẳng định doanh nghiệp được cơ cấu sau 12 tháng sẽ có khả năng trả nợ.
Đại diện một doanh nghiệp dệt may chia sẻ, thực hiện Thông tư 14 phải mất 2-3 tháng bởi còn khó khăn do giãn cách xã hội, doanh nghiệp mất thêm vài tháng đến cả năm để hồi phục sản xuất, nên giãn thời hạn cơ cấu nợ thêm 6 tháng là chưa đủ. Vì thế, vị này lo ngại Thông tư 01 sẽ còn sửa đổi nếu dịch bệnh vẫn phức tạp.
Do đó, theo các chuyên gia và ngân hàng, thay vì sửa đi, sửa lại Thông tư 01, NHNN nên ban hành một thông tư mới thay thế hoàn toàn thông tư trên theo hướng căn cơ hơn, trao quyền chủ động hơn cho các ngân hàng thương mại. Bởi nếu cứ lùi thời hạn tái cơ cấu nợ có thể khiến nợ xấu bị dồn nén, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về phía doanh nghiệp, mong muốn lớn nhất là triển khai thông tư thật nhanh, bởi các doanh nghiệp đang lao đao với phương án trả nợ, đứng trước nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn tiếp cận tốt hơn với các chính sách miễn, giảm lãi, phí của ngân hàng, để có thêm nguồn tài chính trả nợ.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK