Lo đầu vào cho sản xuất để giảm phụ thuộc nhập khẩu
Các doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách mạnh hơn để phát triển thành chuỗi liên kết về nguyên phụ liệu. Ảnh: H.Dịu |
Khó tự chủ
Theo chia sẻ của đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhiều doanh nghiệp dệt may phải chi thêm khoảng hơn 20% giá trị để mua nguyên liệu trong nước do phải áp dụng thêm thuế, phí và chi phí vốn vay. Vì thế, việc tiếp cận nguyên liệu nội địa cũng không phải dễ dàng so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc.
Hơn nữa, với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, việc tìm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, nhiều doanh nghiệp đang rất mong muốn cơ chế thoáng hơn trong vấn đề liên quan đến tín dụng để có nguồn vốn lớn đầu tư mới và đầu tư mở rộng về sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cho biết, hợp đồng về cung cấp nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là ngắn hạn, trong một chu kỳ nhất định nên để hình thành chuỗi cung ứng lâu dài còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.
Cùng với đó, không ít chính sách cũng chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), lĩnh vực thuộc da có ý nghĩa quan trọng đối với ngành da giày, mỗi năm phải nhập khẩu hàng tỷ USD, nhưng lại đang đối mặt các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường nên doanh nghiệp khó đầu tư phát triển. Ngoài ra, các điều kiện về môi trường cũng gây khó cho doanh nghiệp muốn phát triển các dự án dệt, nhuộm, nên các doanh nghiệp rất cần những chính sách phát triển hợp lý hơn.
Hiện nay, nhiều lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam đang chịu sự lệ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Chẳng hạn, số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi 2,04 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 9/2022, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt gần 200 triệu USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù ngành thủy sản vẫn đạt thặng dư thương mại xuất siêu 6,47 tỷ USD trong 9 tháng năm 2022 nhưng với việc chi phí thức ăn chiếm 65-70% chi phí sản xuất, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh thì cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Hay với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng đến hết năm 2022 và sang quý 1/2023, nhưng nguyên phụ liệu luôn là nỗi lo thường trực, vừa lo thiếu hàng do đứt gãy chuỗi cung ứng, vừa lo giá thành tăng cao, khiến việc đáp ứng đúng tiến độ đơn hàng cho đối tác trở nên khó khăn hơn.
Với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, năm 2021, giá nguyên liệu gỗ tăng khoảng 20% và tiếp tục tăng thêm 20% trong năm 2022, việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã dẫn đến bức tranh tăng trưởng của ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam được dự báo không mấy sáng sủa.
Cần liên kết và chính sách đủ mạnh
Theo giới chuyên gia, để hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như hạn chế tối đa các cú sốc từ bên ngoài như hiện nay thì việc chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước rất quan trọng. Không những thế, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư đều muốn tìm nguồn nguyên, phụ liệu trong nước để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, khi xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan, giảm chi phí vận chuyển.
Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách mạnh hơn để phát triển thành chuỗi liên kết về nguyên phụ liệu. Lấy ví dụ tại Trung Quốc, chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu của Chính phủ nước này đã giúp nơi đây trở thành “đế chế” về nguyên phụ liệu. Trong tháng 9/2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thông báo sẽ triển khai thêm gói ngân sách quy mô lớn để hỗ trợ kinh tế và đầu tư. Chương trình này sẽ bơm vốn đến các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất.
Tại Việt Nam, gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước đã được ban hành và đi vào thực hiện, nhưng tiến độ vẫn rất chậm so với yêu cầu, do cả nguyên nhân từ phía ngân hàng và doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Nhà nước, thực tế triển khai cho thấy các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất trong một số trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành. Do đó, các chính sách về hỗ trợ lãi suất cần được tạo điều kiện hơn để giải ”cơn khát” vốn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp nhận quy trình kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất; tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất trong nước và nước ngoài. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp cũng cho rằng, trước tiên cần bảo đảm quy mô thị trường nội địa để phát triển nguồn nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ trước khi hướng đến các thị trường xuất khẩu.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK