Lo cho vị ngọt của trái vải thiều
Trên thị trường Hà Nội, giá chào bán lẻ vải thiều tới trên 60.000 đồng/kg, gấp 5 - 6 lần mức giá khi chính vụ. “Được giá” là bởi ở thời điểm này lượng vải thiều sớm còn quá ít và mức giá này được nhiều tư thương đánh giá là tương đương với đầu mùa năm trước.
Tín hiệu thứ hai đáng vui hơn là sau 12 năm tiếp cận và chờ đợi, Bộ Nông nghiệp Úc đã nhất trí cho phép nhập khẩu vải thiều của Việt Nam đã qua xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ quả vải, trong tương lai xoài và thanh long cũng sẽ nối cánh bay để rộng đường đến với đất nước này.
Chuyện quả vải xuất ngoại không phải là mới. Nhưng cách xuất ngoại thì có nhiều loại. Những năm trước, đầu ra chủ yếu của quả vải thiều Bắc Giang chủ yếu trông chờ vào hàng trăm thương lái Trung Quốc vào thu gom và quyết định toàn bộ mọi chuyện. Có điều, sau khi ra khỏi cửa khẩu, quả vải Việt Nam lập tức bị lột mác, bóc thùng để gắn thương hiệu vải Trung Quốc và bán với giá cao hơn. Nghịch lý này càng đáng suy nghĩ nếu biết rằng ở Trung Quốc hiện cũng trồng khá nhiều vải thiều, nhưng chất lượng kém nhiều so với quả vải thiều của Việt Nam.
Ngược với kiểu xuất khẩu này, năm 2014 hơn 10 tấn vải thiều của Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại phải là sản phẩm được giám sát trên cơ sở thực hiện sản xuất vải theo tiêu chuẩn Viet Gap với xuất xứ rõ ràng. Tương tự vậy, từ tháng 11-2014, giấc mơ 16 USD/5 quả vải thiều đối với Bắc Giang đã không còn là chuyện xa vời khi cánh cửa thị trường Mỹ mở ra. Tuy vậy, muốn lọt qua cánh cửa khó tính này quả vải thiều cũng phải trải qua nhiều tiêu chuẩn ràng buộc khắt khe, và phải được chiếu xạ để diệt 16 loại vi khuẩn, nấm bệnh để ngừa dịch hại… Với thị trường Úc lần này, vấn đề đảm bảo vệ sinh, khử trùng của quả vải Việt Nam cũng được đặt ra hàng đầu.
Nhìn thẳng thực tế, chuyện trái vải thiều đã lên máy bay tới Mỹ, Nhật… và sắp tới tiếp tục đến với nước Úc đang gợi mở ra nhiều suy nghĩ của một cách làm ăn căn cơ. Đó không chỉ là duy trì cho được một quy trình sản xuất tiêu chuẩn để luôn bảo đảm chất lượng đồng đều, không có dư lượng hóa chất… trong mỗi sản phẩm. Cùng với đó là phải đầu tư công nghệ chế biến bảo quản hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Khi trái thanh long của Việt Nam xuất sang Nhật Bản, sau lô đầu tiên chỉ một người tiêu dùng phát hiện sâu trong quả đã lập tức bị dừng lại mất 10 năm sau mới quay trở lại được thị trường này.
Lựa chọn cách cho trái vải vượt biên – chính là hành trình giữ “chữ tín” và con đường biến cơ hội thành hiện thực một cách căn cơ nhất!
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK