Linh hoạt chính sách tiền tệ -“liều thuốc” hiệu quả cho phục hồi
FED thắt chặt chính sách tiền tệ: Tỷ giá USD sẽ tăng? | |
Phối hợp linh hoạt, hiệu quả các chính sách để phục hồi kinh tế | |
Nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng |
Hạ lãi suất cho trên 1,94 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Nguồn: SSI |
Đi đúng hướng
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế Dư địa cho chính sách tiền tệ trong thời gian tới còn phụ thuộc vào những thách thức của ngành Ngân hàng. Trong đó, lạm phát là vấn đề của toàn cầu, nên NHNN sẽ theo dõi sát tình hình để đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời. Hơn nữa, việc điều chỉnh giảm lãi suất cũng chỉ giảm đến mức còn đủ thu hút được người gửi tiền, nên NHNN sẽ điều hành lãi suất cân đối trong tương quan với lạm phát, tương quan với lợi ích của người gửi tiền. Trong điều kiện cho phép, NHNN có thể giảm lãi suất ở mức độ phù hợp. Ngoài ra, việc điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá không chỉ lưu tâm trong phạm vi nội địa, mà phải trên mối quan hệ với các đối tác thương mại lớn, trong đó có Hoa Kỳ. |
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến 93 lượt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, trong đó riêng từ tháng 9/2021 đến nay đã chứng kiến 50 lượt tăng lãi suất, chỉ có khoảng 11 lượt giảm lãi suất... Nguyên nhân đều xuất phát từ những lo ngại về tình hình lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương nhiều quốc gia đã bắt đầu thu hẹp các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Tại Việt Nam, các chuyên gia tài chính đều đã cảnh báo về nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao. Điều đáng mừng là “nguy cơ” có thật, nhưng thực tế việc kiểm soát lạm phát, hỗ trợ nền kinh tế của chính sách tiền tệ Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng. Có chuyên gia đã nhận định, lạm phát đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu, nhưng tốc độ tăng – giảm lạm phát cơ bản của Việt Nam trong năm 2021 đều ở mức chấp nhận được, vẫn dưới chỉ tiêu 4% mà Quốc hội, Chính phủ đề ra. Vì thế, chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa để thể hiện hết những tác động tích cực đến nền kinh tế.
Theo tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, ngành ngân hàng đã hỗ trợ nền kinh tế khoảng 30.600 tỷ đồng năm 2020 và dự tính ở mức 54.000 tỷ đồng năm 2021, tương đương hơn 1% GDP (đã điều chỉnh) đến nay. Ngoài ra, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực nhận định, NHNN đã điều hành cung tiền chủ động, linh hoạt, đảm bảo thanh khoản, an toàn hệ thống, bám sát mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Thật vậy, báo cáo của NHNN cho biết, sau 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5-2%/năm trong năm 2020 và là một trong những ngân hàng trung ương giảm lãi suất mạnh nhất khu vực, trong năm 2021, NHNN đã giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay sau khi giảm 1%/năm trong năm 2020 đã giảm thêm 0,7%/năm trong 9 tháng đầu năm 2021. Hơn nữa, tính đến cuối tháng 11, tín dụng đã đạt 10,18 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2020 - điều này cho thấy tín dụng đã hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều địa phương trong quý 3.
Đặc biệt, các ngân hàng cũng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,94 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,81 triệu tỷ đồng. Cùng với đó, công tác điều hành tỷ giá tiếp tục đảm bảo linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu ngoại tệ thông suốt. Tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định, trong khi nhiều đồng tiền trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (baht Thái giảm 11,2%, ringgit Malaysia giảm 2,8%, đô la Singapore giảm 1,95%...). Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giảm bớt được nhiều mối lo.
Áp lực phải đối mặt
Mặc dù kết quả tích cực, nhưng chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa lại cho rằng, không có nước nào trên thế giới “kéo” các ngân hàng thương mại vào cuộc để hỗ trợ phục hồi kinh tế trong dịch bệnh thông qua các gói hỗ trợ, vì điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới bảng cân đối tài sản, gây nguy hiểm tới tính bền vững của hệ thống ngân hàng. Thậm chí, vị chuyên gia này còn nhắc lại “chuyện cũ” về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 với bài học gói cứu trợ lãi suất, khiến khối lượng nợ xấu khổng lồ dềnh lên, nhiều năm sau mới có thể giải quyết hết.
Hơn nữa, NHNN đã điều chỉnh, sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN khi ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 và Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch, với việc mở rộng phạm vi và kéo dài thời gian áp dụng thêm 6 tháng, đến hết tháng 6/2022. Đây được đánh giá là các chính sách rất kịp thời, nhanh chóng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Nhưng cùng với đó lại là những cảnh báo về nguy cơ nợ xấu tăng lên. Theo một số dự báo, có khoảng 3 triệu tỷ đồng tín dụng, trong tổng số trên 10 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 30% nằm trong tình trạng có rủi ro cao.
Bước sang năm 2022, NHNN nhận định, việc điều hành chính sách tiền tệ còn đối mặt với không ít thách thức, khi vừa phải duy trì sự hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế còn đang mong manh, bất trắc, vừa phải chủ động đối phó với áp lực lạm phát gia tăng. Do đó, “liều thuốc” từ chính sách tiền tệ cần kết hợp với nhiều giải pháp và công cụ của chính sách khác từ nền kinh tế.
Báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia trường Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị, NHNN cần nghiên cứu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bởi chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ này, sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng cho vay. NHNN cũng nên bỏ quy định về hạn mức tín dụng với các ngân hàng thương mại, để tránh tạo thành cơ chế xin – cho giữa NHNN với các ngân hàng… Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, NHNN cần nới thời hạn thực hiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên được duy trì từ nay đến ít nhất cuối năm 2023 nhằm giảm áp lực về tăng lãi suất huy động; các ngân hàng thương mại cần hết sức thận trọng về quản lý chất lượng tín dụng, mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực chất các khoản nợ đã được cơ cấu lại…
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK