Liên bộ bắt tay hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường EU
Chế biến là yếu tố đột phá để xuất khẩu nông sản bền vững | |
Xuất khẩu hàng đi 49 nước sau 2 năm tham gia hội chợ quốc tế |
Các doanh nghiệp, hiệp hội trao đổi với lãnh đạo Bộ Công Thương bền lề tọa đàm |
Sân chơi lớn còn nhiều dư địa
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ hai thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, nhưng hiện Việt Nam mới chiếm thị phần khoảng 2% tổng nhập khẩu của EU. Do vậy, Việt Nam đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.
Với hiệp định EVFTA, sau khi được ký kết và có hiệu lực, nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 18.000 tỷ USD. Nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp hiện chiếm khoảng 8,4% trong tổng nhập khẩu của EU. Như vậy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản để phục vụ tiêu thụ của thị trường này còn rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá, với dân số 500 triệu người, sức mua về nông sản của thị trường EU hết sức lớn. Đặc biệt, khi đưa được hàng vào EU, hàng hóa của Việt Nam sẽ có được tín nhiệm để đến với các thị trường khó tính khác.
“Thị trường này bình thường thuế rất cao nhưng nông sản của ta vẫn vào được, sắp tới khi EVFTA có hiệu lực, hầu hết dòng thuế về 0% sẽ tạo lợi thế mạnh mẽ hơn nữa” – ông Cường nhấn mạnh.
Ông Cường cũng nói thêm, không chỉ mang lại lợi thế về thương mại nông sản, mà EVFTA còn mở ra cơ hội thu hút đầu tư. “Không nơi nào có công nghệ chế biến, công nghệ đầu vào tốt như EU. Nếu có thêm tiềm lực này, ta có thể liên kết với EU để làm ra sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn để đi ra thị trường thế giới”.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 10 năm qua, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang EU tăng trưởng đều nhưng không cao so với Mỹ, Trung Quốc, đạt bình quân 6,7%/năm, từ 4,49 tỷ USD năm 2008 tăng lên 3,96 tỷ USD năm 2019. Việt Nam liên tục xuất siêu nông, lâm, thủy sản sang EU, năm 2019 xuất siêu 2,89 tỷ USD.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TPHCM cùng các hiêp hội đã khai thương hệ thống cấp C/O điện tử theo EVFTA |
Theo các chuyên gia của châu Âu, nông sản Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang châu Âu. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của EU, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng EU, nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng tại châu Âu như hạt điều, cà phê, rau củ, thanh long, vải,… đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đã bước đầu tiếp cận thị trường kỹ tính này khi đáp ứng được những tiêu chuẩn riêng cho mặt hàng nông sản chất lượng cao như chứng nhận Organic, Rainforest, Fairtrade…
Đặc biệt, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận… Đây đều là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, do đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nên tiếp tục tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá nhãn hiệu, marketing sản phẩm các mặt hàng này để có thể tận dụng được ưu đãi từ hiệp định EVFTA, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước EU.
Nhiều thách thức còn ở phía trước
Lợi ích từ EVFTA là rất lớn, nhưng đi kèm với đó cũng có nhiều thách thức không nhỏ.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho hay, khi thực thi EVFTA, mặt hàng gạo đứng trước yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường EU đang ưa chuộng các sản phẩm gạo thơm của Thái, gạo Campuchia, Myanmar… Ngoài ra, EU cũng áp dụng hạn ngạch cho các chủng loại gạo đặc sản, hiện sản lượng và vùng trồng các loại gạo này cũng không lớn.
Đối với thủy sản, thách thức nằm ở việc khắc phục “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam trong Chương trình chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). EU cũng có những quy định chặt chẽ về lao động, môi trường. Ngoài ra, ông Hải cũng cho hay, mặc dù được xóa bỏ thuế quan, cạnh tranh thủy sản của Ấn Độ, Thái Lan sẽ vẫn còn quyết liệt.
Các sản phẩm đồ gỗ cũng đối mặt thách thức trong việc đảm bảo vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam: truy xuất nguồn gốc gỗ và xác minh gỗ hợp pháp; chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Trong khi đó, nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước hạn chế và những thách thức trong phòng chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ.
Đối với cà phê, chất lượng chế biến chưa cao và phải chịu cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như Nestle, Kraft Foods, Tchibo… Người tiêu dùng Eu cũng chú trọng thương hiệu gắn với chất lượng chứ không phải chỉ là giá cả.
Do đó, để tận dụng hiệu quả các lợi ích từ Hiệp định EVFTA, trước tiên Việt Nam cần phải tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu, đáp ứng tiêu chí xuất xứ, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng mà ta có khả năng cạnh tranh nhưng thị phần ở thị trường đối tác EVFTA còn nhỏ. Đặc biệt, việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường cần phải được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị, thời gian tới các cơ quan liên quan cũng như các địa phương cùng phối hợp tiếp tục phổ biến về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan đến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang EU; kịp thời có hướng dẫn giải đáp về các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn sản phẩm của EU để các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có kế hoạch kinh doanh phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, qua đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thời gian tới. |
Tin liên quan
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư châu Âu
07:31 | 05/08/2024 Kinh tế
EVFTA thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng vọt
15:34 | 31/07/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK