Lành mạnh hóa nguồn vốn vào thị trường bất động sản
Bất động sản có còn là kênh đầu tư an toàn khi lạm phát tăng cao? | |
Nhóm bất động sản đang dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp | |
Thay vì “siết”, cần “nắn” dòng vốn chảy vào bất động sản |
Cần quan tâm cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đang trong quá trình thực thi và chuẩn bị đưa sản phẩm BĐS ra thị trường Ảnh: RT |
Thận trọng dòng vốn vào BĐS
Ông Lê Hoàng Hoán, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Việt: Chính sách kiểm soát tín dụng BĐS là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra tình trạng bong bóng BĐS. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường BĐS, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS tăng nóng trong thời gian qua. Nhà nước cần có chính sách, giải pháp tác động điều tiết thị trường BĐS hợp lý nhằm tạo động lực và phát triển thị trường BĐS minh bạch, bền vững, giảm thiểu mọi rủi ro, tạo nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Hiệp hội BĐS Việt Nam đề xuất không siết các chính sách tín dụng vào BĐS, thay vào đó hãy có chính sách kiểm soát tốt với những dự án có vấn đề, đầu cơ tích trữ, mua gom đất, thổi giá… còn lại thì nên thúc đẩy, khuyến khích. Đối với phát hành trái phiếu DN BĐS, nên tiếp tục duy trì nhưng cần có những quy định mới, kiểm soát, thúc đẩy tính minh bạch, lành mạnh, làm thị trường trong sạch. Đồng thời, thúc đẩy, hình thành các quỹ đầu tư BĐS để doanh nghiệp sớm được tiếp cận. Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: Tôi cho rằng không phải là “siết”, “kiểm soát”, “thắt chặt” “điều chỉnh” nguồn vốn hay bất kỳ từ ngữ nào cả, vấn đề chúng ta đang đối mặt là thị trường BĐS phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, do đó vấn đề chính là phải lành mạnh hóa mối quan hệ BĐS – tài chính, kinh tế. Do đó, nên thay từ “kiểm soát” nguồn vốn bằng “lành mạnh hóa”. Tôi mong muốn giới hoạch định chính sách BĐS, đất đai, quy hoạch… phải có những chính sách đúng đắn để thị trường BĐS phát triển. Chính sách không chỉ giải quyết trước mắt, mà phải giải quyết những vấn đề căn bản, cốt lõi của nền kinh tế, dựa trên cơ chế thị trường. Về trái phiếu DN, bản thân trái phiếu DN không sai. Hiện nay, chúng ta đang nói về trái phiếu DN 3 không: không tài sản bảo đảm, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán. Tôi cho rằng, nền tảng lớn nhất của trái phiểu DN phải là xếp hạng tín nhiệm. Về mặt nguyên tắc, trái phiếu DN phải đảm bảo xếp hạng tín nhiệm. Tới đây Việt Nam phải xây dựng thị trường trái phiếu DN theo thông lệ quốc tế, phải lành mạnh, minh bạch. H.A(ghi) |
Về cơ bản, luồng vốn vận hành vào thị trường BĐS bao gồm tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn đầu tư công, vốn từ doanh nghiệp BĐS; vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu DN, vốn FDI, kiều hối, các nhà đầu tư tiềm năng, các quỹ đầu tư... Trong đó, vốn từ tín dụng, trái phiếu DN là “chủ công” của thị trường BĐS.
Thời gian qua, việc tăng trưởng nóng của thị trường BĐS với sự tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư lướt sóng, sử dụng đòn bẩy tài chính từ vốn vay ngân hàng đã gây ra nguy cơ rủi ro cho thị trường BĐS cũng như thị trường tài chính tiền tệ, dẫn tới cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tín dụng vào lĩnh vực BĐS.
PGS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, động thái siết tín dụng BĐS là cần thiết để ngăn chặn tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với DN BĐS mua trái phiếu của DN BĐS để đảo nợ; góp phần hạn chế nguồn tiền đầu cơ vào BĐS để đẩy giá, tránh tạo ra bong bóng BĐS, đồng thời thanh lọc các nhà đầu tư chộp giật, các DN sử dụng đòn bẩy tín dụng lớn để kinh doanh... Tuy nhiên, PGS. Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, cần có các biện pháp để thị trường BĐS có thể hồi phục và phát triển, đáp ứng nhu cầu hồi phục và tăng trưởng của các ngành kinh tế quốc dân và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, cần xem xét mức độ tín dụng BĐS một cách linh hoạt, phù hợp với từng ngân hàng, từng dự án, đồng thời cần đẩy mạnh việc cho vay tín dụng với các dự án căn hộ chung cư bình dân, trung cấp, nhà ở xã hội. “Cần đẩy mạnh cho vay đối với các DN có năng lực tài chính tốt, có khả năng tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, cần quan tâm cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đang trong quá trình thực thi và chuẩn bị đưa sản phẩm BĐS ra thị trường. Đây là điều cần thiết và quan trọng vì nếu nguồn cung hàng hóa BĐS không đáp ứng được sự tăng lên của nhu cầu sẽ đẩy giá tăng lên và tạo ra rất nhiều hệ lụy. Như vậy vẫn rất cần cung cấp nguồn vốn vay cho thị trường BĐS, nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp”, PGS. Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị.
Nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, việc khơi thông dòng vốn cho BĐS một cách hiệu quả, an toàn, lành mạnh là rất quan trọng, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, bên cạnh tăng cường số lượng dòng vốn thì “chất lượng” dòng vốn của thị trường BĐS cần được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cần “nắn dòng chảy” vốn theo hướng khơi thông, có kiểm soát, chứ không bóp nghẹt.
Kiểm soát một cách hợp lý
Việc kiểm soát tín dụng vào BĐS là điều nên làm, nhưng trong dài hạn điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu vốn cho thị trường này bởi tác động kép từ dịch Covid-19. TS Cấn Văn Lực cho rằng cần có sự kiểm soát nguồn vốn vào BĐS một cách hợp lý, và đây là điều rất quan trọng. Cơ quan quản lý cần “nắn” dòng vốn chứ không làm “nghẽn” dòng vốn vào BĐS, đồng thời chú trọng điều tiết cung - cầu.
Dưới góc độ DN, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho rằng, việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ có thể dẫn tới tình trạng đóng băng trên thị trường BĐS, do đó, không nên thắt chặt thị trường BĐS mà nên kiểm soát cho vay đối với các DN, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Khẳng định việc có lộ trình hạn chế tín dụng vào lĩnh vực BĐS là cần thiết, nhưng chuyên gia này khuyến nghị nên giảm tiến độ này cho đến cuối năm 2023. Đối với việc phát hành trái phiếu DN, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh cần rà soát lại sửa đổi các quy định pháp luật để việc phát hành một cách chặt chẽ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư, tránh tình trạng DN lợi dụng để trục lợi, thậm chí lừa đảo.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, trong thời điểm này, ở góc độ quản lý, nên kiểm soát một cách hợp lý dòng vốn vào thị trường BĐS. Dòng vốn tín dụng vẫn phải chạy vào BĐS đầu tư, đặc biệt, nên ưu tiên các dự án BĐS đang triển khai để nhanh chóng cung cấp sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, cần chú ý hơn đến việc cấp vốn để thúc đẩy nguồn cung nhà ở giá vừa phải cũng như đẩy mạnh nguồn cung trong lĩnh vực nhà ở xã hội. Khẳng định hiện nay thị trường BĐS đang có cơ hội, nhưng cũng có những thách thức, đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh cần phải chú trọng kiểm soát nguồn vốn và có định hướng đúng đắn, mang tính dài hạn.
Theo các chuyên gia, cần có quy định phân nhóm các phân khúc BĐS, phân loại các DN để có chính sách tín dụng, vốn phù hợp. Cùng với đó, để đa dạng hóa nguồn vốn cho BĐS bên cạnh hai kênh dẫn vốn chính là tín dụng, trái phiếu DN, cần có hướng dẫn, cho phép thành lập các định chế tài chính BĐS chuyên biệt, cơ quan tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác đầu tư BĐS (REITs), cơ quan tài trợ BĐS thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa BĐS… Đồng thời, cần có lộ trình đánh thuế BĐS phù hợp để tránh tình trạng vốn đổ dồn vào đầu cơ BĐS.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK