Facebook Twitter youtube Tiktok

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng

(HQ Online) - Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, làm mới những động lực tăng trưởng cũ, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới sẽ là “chìa khóa” đem lại sức mạnh cộng hưởng giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng.
Hải quan Việt Nam tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá Cần phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới
Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài. Ảnh: SAMCO

Nhiều dự báo hạ tăng trưởng GDP

Đánh giá về mức tăng trưởng GDP cả năm 2023, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, việc đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% năm 2023 là vô cùng khó khăn, khi hai quý cuối năm phải tăng đến 9% so với cùng kỳ. Theo ông Thành, cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư công và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công:

Gỡ các nút thắt thị trường

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Ông Phạm Tấn Công.

Cần gỡ các nút thắt để phát triển các thị trường như thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng thị trường, khai thác các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Cùng với năng lực nội sinh và động lực phát triển, cũng cần phát huy sức mạnh ngoại sinh. Theo đó, tranh thủ cơ hội để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực FDI, tận dụng cơ hội từ bối cảnh của thế giới khi đang có sự thay đổi trật tự chuỗi cung ứng, có sự dịch chuyển về dòng vốn, công nghệ và xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang tạo cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam. Do đó, cần kịp thời có chính sách để nắm bắt được các dòng vốn FDI, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển doanh nghiệp bản địa.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Thể chế là “chìa khóa” mở đường

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
TS. Trần Thị Hồng Minh.

Điểm tích cực là Việt Nam đã có những nền tảng cho “đổi mới tư duy”. Theo đó, trong hơn hai năm qua, Quốc hội đã đồng hành, tháo gỡ không ít rào cản về mặt thể chế, chính sách cho hoạt động cải cách và điều hành của Chính phủ. Các quy hoạch được phê duyệt đã lồng ghép những tư duy mới, gắn với phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng,… Tư duy xây dựng cơ chế thử nghiệm cho một số lĩnh vực (fintech, kinh tế tuần hoàn), cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương đã được cân nhắc tích cực hơn nhằm tạo không gian cho các lĩnh vực, địa phương sớm phục hồi, chuyển đổi và phát triển. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã được tư duy trong quan hệ tương hỗ với nhau, và đều ưu tiên thực hiện khẩn trương, ngay trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Để những tư duy ấy trở nên sâu sắc hơn đòi hỏi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ. Trong đó, thể chế chính là một nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa mở đường”. Tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nếu xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách so với mức trung bình của OECD về các rào cản thương mại và đầu tư, Việt Nam có thể tăng GDP bình quân đầu người thêm 1% sau 1 năm, và 7,3% sau 10 năm tiến hành cải cách (so với kịch bản không cải cách)...

Xuân Thảo (ghi)

Ông Nguyễn Xuân Thành dự báo tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 5,5-5,9% nếu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao. Còn theo ông Alexander BÖHMER, Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Pháp cho biết, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn nên hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024.

Cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023, ông Sebastian Eckardt, Giám đốc khối nghiệp vụ kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư - khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm rõ rệt so với năm ngoái, nguyên nhân một phần do xung đột Nga-Ukraine hay chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động bên ngoài vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50%. Vì vậy, dù sự suy giảm trên toàn thế giới không còn sâu sắc và có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng những tác động này vẫn tác động tới Việt Nam, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng. Trước thực trạng trên, ông Sebastian Eckardt đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 4,7%.

Trước đó, các tổ chức quốc tế cũng đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2023 xuống 5,8% từ mức 6,5% đưa ra trước đó. Tương tự, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm mạnh, tác động đến xuất khẩu. Mới nhất, ngân hàng Standard Chartered dự báo giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.

"Thông mạch" để giải phóng các nguồn lực

Phân tích cụ thể hơn về các chính sách tài khoá linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, thời gian qua trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế, tài chính của thế giới và khu vực, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ, chúng ta đã thực hiện được nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm... Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Riêng từ năm 2021 đến nay, tổng số miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… lên đến 530.000 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số thuế, phí được miễn, giãn, giảm ước khoảng 200.000 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện trên 130.000 tỷ đồng.

“Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để từ đó chúng ta có thể có những điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp, đảm bảo giải quyết các khó khăn cho cho nền kinh tế, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết thêm.

Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả các chính sách tài khóa, các chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường (cạnh tranh). Các thị trường đầu vào càng đồng bộ, hiệu quả phát triển càng cao.

Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Để giải quyết nhiệm vụ đó, đđịnh hướng ưu tiên được nhằm vào chính là phát triển đúng hướng và đúng cách các thị trường; xây dựng một bộ máy quản trị và điều hành phát triển thông minh, biết dựa vào thị trường và có trách nhiệm.

Còn theo TS.Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã được dẫn dắt bởi 3 động lực tăng trưởng trong 30 năm qua, hiện nay 3 động lực tăng trưởng cần có sự phát triển đột phá để đạt được mục tiêu phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Việc phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ là hình chữ U và đáy rất dài, đây là thách thức rất lớn, ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ hội trong chuyển dịch các chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực đối tác công tư trong các dự án phát triển công nghiệp, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đối tác công tư, hoàn thiện Luật Phát triển công nghiêp trình Quốc hội trong thời gian tới; cần có Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

Ngoài những động lực tăng trưởng cũ, các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều động lực tăng trưởng mới trong trung và dài hạn. Đó là xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; tăng năng suất các yếu tố tổng hợp; sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; đẩy mạnh cải cách thể chế; chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết vùng - thúc đẩy vai trò của các đầu tàu kinh tế - xã hội. Để khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.

Hai nhóm giải pháp lấy lại đà tăng trưởng GDP

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
TS. Cấn Văn Lực.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngay cả khi kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới thì tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 chỉ đạt từ 6-6,5%.

Xin ông cho biết những đánh giá của mình về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, bất định từ năm 2020 đến hết 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có khả năng chống chịu ở mức trung bình - khá, là một trong số ít các nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương năm 2020-2021, phục hồi ấn tượng trong năm 2022, tiếp tục là điểm đến đầu tư, du lịch, giao thương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại từ đầu năm 2023 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nội tại bộc lộ, song Việt Nam đang dần lấy lại đà phục hồi và kỳ vọng sáng sủa hơn trong 2 năm tới.

Trong 8 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như một số vấn đề nội tại. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 3,72% trong 6 tháng đầu năm và đang phục hồi tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước và quý sau cao hơn quý trước. Các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, lãi suất giảm, tỷ giá khá ổn định trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước.

Trước những khó khăn đến từ cả trong và ngoài nước, ông dự báo như thế nào về mức tăng trưởng của cả năm 2023 và trong giai đoạn tiếp theo?

Qua phân tích cho thấy, đóng góp vào tăng trưởng từ các khu vực kinh tế đến hết năm 2023 được dự báo như sau: lĩnh vực nông - lâm - thủy sản luôn tăng trưởng tương đối ổn định và đóng góp khoảng 0,35-0,45% vào tăng trưởng GDP chung, nhưng năm 2023, lĩnh vực này là bệ đỡ và có mức đóng góp cao hơn (khoảng 0,5-0,6%) vào tăng trưởng GDP cả năm. Đóng góp vào tăng trưởng của lĩnh vực khai khoáng dự báo giảm còn 0,14% do giá dầu giảm (khoảng 15%) năm 2023. Với tăng trưởng thương mại thế giới dự báo giảm (chỉ tăng khoảng 1-1,6% so với mức tăng 4% năm 2022), dẫn đến đóng góp vào tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 dự báo giảm còn 1,2-1,6%...

Như vậy, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%. Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TPHCM) tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.

Trong giai đoạn tới (2024-2025), theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn.

Vậy theo ông chúng ta cần triển khai các giải pháp nào để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra?

Kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững hơn. Trong thời gian tới, muốn lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, cho cả trước mắt và lâu dài.

So sánh với nhiệm kỳ trước (2016-2020), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm, lạm phát trung bình 3,15%/năm; nhiệm kỳ này (2021-2025), nếu chúng ta không có những giải pháp bứt tốc, những động lực tăng trưởng mới, thì chúng tôi dự báo chỉ đạt được tăng trưởng trung bình khoảng 5,7%/năm và như vậy sẽ khó đạt được mục tiêu 6,5%/năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi kiến nghị 2 nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất là nhóm giải pháp củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu. Theo đó, cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các Chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó cần chú trọng các động lực tăng trưởng hiện hữu bao gồm: đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bởi theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nếu giải ngân được 95% tổng vốn 713 nghìn tỷ đồng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư Nhà nước tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2% vào tăng trưởng GDP năm 2023; kích cầu tiêu dùng nội địa, theo tính toán của Nhóm Nghiên cứu, tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng thêm 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0,2%; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội và TPHCM, qua đó thúc đẩy liên kết vùng… Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đã ban hành (như nêu trên) cũng như chính sách hoàn thuế GTGT…

Thứ hai là nhóm giải pháp phát huy, khai thác động lực tăng trưởng mới. Cụ thể, để phát huy, khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tài chính, tín dụng, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Bên cạnh việc củng cố những động lực tăng trưởng hiện hữu (truyền thống) như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là các động lực như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (ghi)

Xuân Thảo

Tin liên quan

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%

(HQ Online) - Với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trong phiên họp chiều 12/11/2024.
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

(HQ Online) - Ý kiến của một số trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị giải pháp ứng phó với những thay đổi của kinh tế thế giới, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026

Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026

(HQ Online) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ

Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ

(HQ Online) - 14 nước thuộc nhóm thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại dương đã điều tra 145 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD

Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD

(HQ Online) - Tình hình kinh tế Bình Dương 10 tháng năm 2024 ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực. Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,3 tỷ USD.
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD

Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 335,633 tỷ USD, tăng gần 44 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị

Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị

(HQ Online) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đưa cán cân thương mại xuất siêu liên tục từ năm 2016. Hàng Việt tại các các kênh phân phối chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80% tại các siêu thị; từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống.
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng

TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng

(HQ Online) - Nguồn vốn huy động dồi dào là tiền đề thuận lợi để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn dip cuối năm của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam

(HQ Online) - Hết tháng 10, cả nước có 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư

(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư

(HQ Online) - Bước sang năm thứ 37 thực hiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã ghi nhận ba làn sóng FDI và đang đứng trước cơ hội đón làn sóng thứ tư với sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt cả về định hướng cũng như chất lượng đầu tư.
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro

“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro

(HQ Online) - Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) cho rằng, dư nợ tín dụng bất động sản Việt Nam mới chiếm tỷ lệ là 20%, trong khi Trung Quốc có thời điểm cao hơn 30% thì vẫn còn dư địa để cho vay bất động sản.
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ

Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ

(HQ Online) - Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập sàn giao dịch vàng, trả lời chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc thành lập cũng có mặt tích cực nhưng Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng.
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD

(HQ Online) - Mới hết tháng 10 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã vượt mốc 6 tỷ USD, kỷ lục từ trước đến nay.
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng

Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng

(HQ Online) - Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 3/6 đến 29/10/2024, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường khoảng 11,46 tấn vàng.
Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới

Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới

(HQ Online) - Năm 2025, một số ngành, đặc biệt là bất động sản, được kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, mở ra giai đoạn phát triển mới cho cả nền kinh tế và thị trường.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn

Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%

Với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025.
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”

Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”

Theo Thủ tướng, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được một số kết quả tích cực, trong đó quản lý thu, chi NSNN chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ý kiến của các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị giải pháp ứng phó với những thay đổi của kinh tế thế giới.
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025

Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025

Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính ngày 12/11.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn

Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình ...
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”

Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”

Theo Thủ tướng, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được một số kết quả tích ...
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong ...
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử ...
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)

Thu phí phương tiện vào nội đô (?)

Hà Nội vừa họp xem xét thông qua một số nội dung của Đề án “Giao thông thông minh trên ...
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh

Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh

Đầu tư vào hạ tầng giao thông giúp tạo đà cho nhiều ngành nghề và địa phương phát triển.
Hải quan Vạn Gia cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Hải quan Vạn Gia cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia khuyến khích doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ pháp ...
Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm trong ...
Hải quan Quảng Ninh: Tăng thu gần 900 tỷ đồng từ doanh nghiệp mới

Hải quan Quảng Ninh: Tăng thu gần 900 tỷ đồng từ doanh nghiệp mới

Nhờ nỗ lực đồng hành, hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục đã giúp cho Cục Hải ...
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai nhiệm vụ là đơn ...
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 11/2024

(HQ Online) - Thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai nền tảng cửa khẩu số, nhưng mô ...
Giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số

Giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số

Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án Cửa khẩu số với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất ...
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt gần 25 kg pháo nổ

Hải quan Nam Giang phối hợp bắt gần 25 kg pháo nổ

Lái xe đầu kéo từ Lào về Việt Nam cất giấu gần 25 kg pháo nổ trên xe đã bị ...
Nghệ An bắt 2 đối tượng mua bán ma túy trên không gian mạng

Nghệ An bắt 2 đối tượng mua bán ma túy trên không gian mạng

Ngày 12/11/2024, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 2 đối tượng về hành vi ...
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ngăn chặn nhiều vụ nhập khẩu hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ

Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ngăn chặn nhiều vụ nhập khẩu hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vi phạm về sở hữu trí tuệ đã bị Cục Hải quan TPHCM ...
Hà Tĩnh: Tạm giữ đối tượng vận chuyển trái phép hơn 120 kg pháo

Hà Tĩnh: Tạm giữ đối tượng vận chuyển trái phép hơn 120 kg pháo

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện và tạm giữ một đối tượng về hành vi vận chuyển 72 ...
Phó Thủ tướng gửi Thư khen lực lượng triệt phá vụ kinh doanh 6.370 điện thoại giả

Phó Thủ tướng gửi Thư khen lực lượng triệt phá vụ kinh doanh 6.370 điện thoại giả

Công an huyện Thạch Hà đấu tranh, triệt phá thành công đường dây buôn bán 6.370 điện thoại di động ...
Bắt đối tượng vận chuyển gần 6kg ma túy các loại

Bắt đối tượng vận chuyển gần 6kg ma túy các loại

Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 2kg ma túy đá, 1kg ketamine và hơn 30.000 viên ma túy tổng ...
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ý kiến của các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn ...
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM

Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM

Ngày 12/11, gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM.
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái

Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái

Nhiều đối tượng livestream chào bán hàng thật để người tiêu dùng tin tưởng đặt hàng, nhưng khi giao hàng ...
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"

Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"

Theo nghiên cứu từ NielsenIQ mới đây, 16% người tiêu dùng Việt đã coi tương lai bền vững là một ...
Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng

Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Quản trị, Đảm bảo hoạt động & ...
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm

Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm

Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2024 ...
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh

Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh

Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế, tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ ...
Thực hiện quản lý hàng gia công của dự án đầu tư hết thời hạn ra sao?

Thực hiện quản lý hàng gia công của dự án đầu tư hết thời hạn ra sao?

Hiện pháp luật về thuế chưa quy định rõ trường hợp dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động ...
Bộ phận, linh kiện lắp ráp thiết bị đạp xe trong phòng tập thể chất phù hợp nhóm 95.06

Bộ phận, linh kiện lắp ráp thiết bị đạp xe trong phòng tập thể chất phù hợp nhóm 95.06

Trước vướng mắc trong việc phân loại mặt hàng bộ phận, linh kiện lắp ráp thiết bị đạp xe trong ...
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường

Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường

Lực lượng Hải quan với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình tiến hành hoạt động bảo vệ ...
Giải đáp thắc mắc về khai bổ sung sau hoàn thuế

Giải đáp thắc mắc về khai bổ sung sau hoàn thuế

Trước đề nghị của Công ty TNHH Suheung Việt Nam liên quan đến việc khai bổ sung sau hoàn thuế, ...
Quy định mới về quá cảnh hàng hóa của Campuchia qua Việt Nam

Quy định mới về quá cảnh hàng hóa của Campuchia qua Việt Nam

Vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 24/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư ...
Ưu đãi lệ phí trước bạ giúp thị trường ô tô tăng nhiệt

Ưu đãi lệ phí trước bạ giúp thị trường ô tô tăng nhiệt

Được hưởng ưu đãi hỗ trợ lệ phí trước bạ của Chính phủ, cùng hàng loạt chương trình khuyến mại ...
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới

Sau nhiều năm phát triển lình xình, chậm chạp, đi sau các nước trong khu vực, ngành công nghiệp ô ...
Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng

Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng

10 tháng cả nước nhập khẩu 142.794 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 2,94 tỷ USD, tăng 37,5% về ...
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Lô xe Omoda C5, mẫu xe chiến lược mà Omoda & Jaecoo Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa ...
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

EU đã chính thức tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% vào hôm ...
Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11

Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11

Từ nay đến 22/11/2024 Ford Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại “ Đại tiệc Sale”. Các khách hàng ...
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết hiệp ước trên tại ...
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới

Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới

Nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục như hiện tại, Bloomberg ước tính thặng dư thương mại hàng hóa của ...
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0

Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ có thể gây ra sự lo lắng lớn đối với ...
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu

COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu

COP29 sẽ thu hút khoảng 80.000 đại biểu tham gia, nhiệm vụ chính là đạt được sự đồng thuận giữa ...
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử

Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử

Thư ký báo chí của Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, cho biết Tổng thống Biden đã chuyển lời mời tới người ...
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Cảng Grand Faw trên Bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa ...
Phiên bản di động