Làm gì khi con trẻ đối diện với “cảnh nóng” trên truyền hình?
Một kết quả của Viện thăm dò dư luận xã hội Alensbah (Đức) cho biết 94% các em độ tuổi từ 8 – 12 thích xem truyền hình, chỉ có 6% trẻ em là không thích. Hơn 4/5 tổng số các em đều xem ti vi mỗi ngày; 2/3 trẻ em cho biết luôn theo dõi nhiều chương trình truyền hình trong ngày. Điều này có lẽ còn đúng với trẻ em của nhiều quốc gia khác.
Ngày nay các bệnh cận thị học đường, sức khoẻ giảm sút đương nhiên có phần tác động của việc xem truyền hình quá nhiều của trẻ em. Song, điều tôi muốn nói tới trong bài viết này là những cảnh “mát mẻ” trên truyền hình đã có một ảnh hưởng hết sức tiêu cực với con trẻ. Ở thành phố, trẻ em phải đối mặt với quá nhiều cảnh mát mẻ còn sống động hơn cả ti vi. Liệu bạn có biết con con bạn gì trước những tấm áp phích quảng cáo “đồ lót phụ nữ” được trưng bày bắt mắt ở ngã tư đường, cổng chợ, bên hông xe buýt, trên trang quảng cáo các báo?
Việt Nam có khoảng 30% dân cư sống ở đô thị, không phải nhà nào cũng có mỗi phòng một cái ti vi. Còn lại 70% dân cư sống ở nông thôn có khi cả ông bà, bố mẹ, con cái, các cháu cùng xem truyền hình qua một cái ti vi. Bố mẹ thì “độc quyền” kênh xem mình lựa chọn. Trẻ con thích xem chương trình của chúng, còn người lớn thì thích xem phim. Cuối cùng trẻ con ở đấy cùng xem và… kết quả là chúng xem chung các cảnh phim mà chỉ bố mẹ chúng đủ tuổi xem. |
Một số phụ huynh đưa ra giải pháp “sống chung với lũ”. Và tự nhủ: “Kệ nó, đám con trẻ sẽ tự hiểu thôi!” Một số khác đánh trống lảng - Nhưng đây chỉ là một giải pháp làm ngơ chuyện đã rồi và giải pháp này không thể áp dụng nhiều lần. Chúng ta hãy coi chừng, chính cái kiểu vờ như không thấy ấy mới là tai hại, bởi nó giúp những hình ảnh sống động và kích thích kia đập thẳng vào trí não con trẻ, đánh thức tiềm năng sinh vật bản năng về mặt sinh học, giống nòi, rồi bắt chước lúc nào chẳng hay. Ta nghĩ gì về việc từ hình ảnh truyền hình kích động, lôi cuốn con cái tiếp cận với đủ loại thông tin về sex trên mạng? Vấn đề là cha mẹ phải lái những “cơn lũ” đang dậy trong lòng đứa con mới lớn đi đúng “dòng chảy”. Họ phải là những “kỹ sư thuỷ nông” thực sự thành thạo.
Muốn vậy phải làm gì?
Trước hết, về mặt nhận thức chúng ta không thể cực đoan cấm con trẻ bén mảng đến màn ảnh nhỏ được. Bản thân sự việc ấy chỉ nuôi dưỡng tính tò mò cho các em, hơn nữa còn đánh mất nhiều chương trình giải trí thú vị khác của các em. Cái quan niệm “chuyện ấy” là tội lỗi, dơ bẩn không còn phù hợp với bối cảnh xã hội ngày nay. Cha mẹ cần có thái độ khách quan trước con cái về vấn đề này. Chúng ta đừng vội đánh giá nền văn minh phương Tây là truỵ lạc, là tục tĩu… Các trào lưu gọi là giải phóng tình dục cũng chỉ mới xuất hiện gần đây thôi. Bản thân Phương Tây cũng đã từng trải qua những thời kỳ cấm kỵ và khắt khe hơn các xã hội Á Đông nhiều. Nét tích cực nhất trong những điều đó có vẻ như dung tục dễ dãi của họ là nhìn nhận thẳng thắn và thân thiện tất cả những gì làm nên bản chất loài người.
Tại sao chúng ta không giải thích cho con cái mình rằng những cảnh “khó coi” đó không phải là cách thức bày tỏ tình cảm của văn hoá Á Đông. Đó chỉ là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu văn hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Và như thế việc khó xử khi gặp những cảnh chướng tai, gai mắt trên màn ảnh một phần là lỗi của phụ huynh.
Mặt khác, không phải trẻ em chỉ chăm chú tìm đến những cảnh “khó coi” để xem. Thông thường chúng (trẻ con) bị người lớn “ép” xem. Một phép tính đơn giản làm ta hiểu rõ điều này: Việt Nam có khoảng 30% dân cư sống ở đô thị, không phải nhà nào cũng có mỗi phòng một cái ti vi. Còn lại 70% dân cư sống ở nông thôn có khi cả ông bà, bố mẹ, con cái, các cháu cùng xem truyền hình qua một cái ti vi. Bố mẹ thì “độc quyền” kênh xem mình lựa chọn. Trẻ con thích xem chương trình của chúng, còn người lớn thì thích xem phim. Cuối cùng trẻ con ở đấy cùng xem và… kết quả là chúng xem chung các cảnh phim mà chỉ bố mẹ chúng đủ tuổi xem.
Khi bị “ép” xem cảnh đó, ông bà thì chửi đổng về cái lũ mất nết, khác với các cụ ngày xưa quá! Trẻ con thì đứa che mặt, đứa cúi gằm, đứa lén nhín. Bố mẹ thì làm ngơ, đánh trống lảng, chuyển kênh, sượng mặt với con cháu. Tất cả tạo nên một bầu không khí căng thẳng không đáng có. Chính phụ huynh là thủ phạm của tình huống khó xử này.
Tự thân những cử chỉ âu yếm trên màn ảnh, những cái hôn đó không xấu, bởi nó là dấu chỉ của tình yêu. Có xấu chăng là do tầm nhận thức và sự lĩnh hội những cử chỉ ấy ra sao. Vậy thì cha mẹ có thể giải thích cho con về cái hôn đó. Hãy cho trẻ hiểu rằng, người ta hôn nhau là để bày tỏ tình yêu với nhau, nó có ý nghĩa cụ thể (cha mẹ hôn con cái, bạn bè hôn nhau, cái hôn của nam nữ yêu nhau, hôn tạm biệt…). Điều có vẻ dễ thương này thực ra rất khó, bởi nó dễ đẩy con trẻ vào tình trạng: Việc tốt thành xấu, vẽ đường cho hươu chạy, cuối cùng là sự “ngờ vực” về tâm lý, giới tính, tình cảm của các con vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ? Tâm trạng tò mò thắc mắc vẫn còn đó!
Ngô Quốc Đông
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK