Lãi suất ít biến động, nhưng chu kỳ “tiền rẻ” đã kết thúc
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trước nhu cầu cao về tín dụng | |
Ngân hàng tăng lãi suất huy động, có nơi lên tới trên 12%/năm | |
Chứng khoán, tiền điện tử "đỏ lửa", gửi ngân hàng nào lãi suất cao? |
Sức ép lạm phát cùng nhu cầu tín dụng tăng sẽ đẩy lãi suất huy động tăng. Ảnh: Internet |
Hiện trên thị trường, SCB là ngân hàng đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 7,6%/năm tại quầy và được áp dụng cho số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng. Đối với hình thức tiết kiệm online, lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,35%/năm.
Tiếp đến là ACB, Techcombank với mức lãi huy động cao nhất lên tới 7,1%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, nhưng cũng kèm nhiều điền kiện về số lượng tiền gửi. Đứng sau là MSB với mức lãi suất cao nhất là 7%/năm; LienVietpostbank là 6,99%/năm; MB và VietABank cùng ở mức 6,9%/năm; VPBank là 6,4%/năm…
Tại khối ngân hàng thương mại Nhà nước gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, biểu lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp so với thị trường, cao nhất ở mức 5,6%/năm.
Lãi suất các ngân hàng tháng 3 hầu như không thay đổi so với tháng 2, nhưng để tăng sức cạnh tranh và hút tiền gửi, một số ngân hàng tung thêm các chương trình khuyến mại. Chẳng hạn, khách hàng mở tài khoản Prime Savings qua ứng dụng VPBank sẽ được nhân 1,2 tháng lãi suất đầu tiên, lên tới 6,96%/năm… HDBank đang triển khai chương trình "Tiết kiệm online, rinh ngay ưu đãi", khách hàng gửi tiết kiệm online từ 1 triệu đồng sẽ được cấp mã số dự thưởng tham gia quay số cuối kỳ để có cơ hội trúng các giải thưởng hấp dẫn...
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2021, tiền gửi của người dân chỉ tăng 3,08% lên 5,3 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, tăng tới 15,73% so với cuối năm 2020. Như vậy, 2021 là năm đầu tiên ghi nhận tiền gửi của các doanh nghiệp vượt qua tiền gửi của dân cư.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của sự dịch chuyển dòng tiền là do lãi suất tiền gửi ở mức thấp khiến người dân không còn “mặn mà”, nên chuyển sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản… Trong khi đó, doanh nghiệp lại ngày càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng do dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, vấn đề trên phản ánh thực tế môi trường lãi suất thấp được duy trì trong 2 năm qua đã khiến cho nhu cầu gửi tiền tiết kiệm từ khu vực dân cư giảm mạnh. Sang năm 2022, SSI kỳ vọng tỷ lệ này sẽ được cải thiện khi mặt bằng lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm với mức tăng khoảng 20-25 điểm cơ bản dành cho lãi suất huy động ở các ngân hàng TMCP nhà nước.
Đồng quan điểm, theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán BSC, chu kỳ “tiền rẻ” có vẻ đã kết thúc, môi trường lãi suất có thể duy trì ở mức thấp và sau đó sẽ nhích dần lên dưới áp lực của 3 lần tăng lãi suất dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Nói thêm về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sức ép lạm phát cùng nhu cầu tín dụng tăng, sẽ đẩy lãi suất huy động tăng trong thời gian tới. Dù chủ trương của ngành ngân hàng là giữ lãi suất cho vay thấp, để làm được thì các ngân hàng phải giữ được lãi suất tiết kiệm ở mức thấp, nhưng với những áp lực kể trên thì lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tin liên quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK