Kỳ vọng gì từ cải cách tiền lương lần thứ 5?
Bảo đảm đủ nguồn cải cách tiền lương, giúp nâng cao năng suất lao động Xây dựng vị trí việc làm để cơ cấu lại cán bộ, cải cách chính sách tiền lương |
Ảnh minh họa |
Cải cách tiền lương chứ không chỉ là câu chuyện tăng lương
Theo đó, cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm.
Đề cập đến vấn đề cải cách tiền lương, phát biểu tại buổi thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho biết, đây là một tư duy đột phá hoàn toàn, phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay. Bảng lương theo hệ số lương hiện nay tồn tại từ năm 2004, trải qua 4 lần cải cách tiền lương (năm 1960, 1985, 1993 và lần cải cách tiền lương gần nhất là năm 2003-PV), chưa lần nào chính sách tiền lương được cải cách đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Đây là một chính sách lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý. Cải cách chính sách tiền lương lần này sẽ cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, tỷ lệ phụ cấp và loại những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù, chỉ còn lại bảng lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung 10% mức lương cơ bản để cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những vấn đề này rất mới, phù hợp với xu thế công bằng, tiến bộ.
Tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 với nội dung về chính sách tiền lương. Trong đó, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ (ngày 21/5/2018) Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. |
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương mới thực hiện từ 1/7/2024, sau năm 2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá và tăng GDP và đảm bảo đến năm 2026. Sau năm 2026, nếu không nỗ lực, khó thực hiện tiếp. Vì vậy, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, thời gian tới, cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ hàng đầu là tạo nguồn lực tài chính bền vững. Thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương, chứ không phải chỉ lo cho giai đoạn này. Bởi nguồn lực trả lương cho giai đoạn này là đã có quá trình tích lũy từ 2018 đến nay. Từ năm 2026 trở đi, nếu không tính đến tăng thu, tiết kiệm chi, rất khó khăn để tiếp tục trả lương theo chính sách tiền lương mới.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ cũng cho rằng, việc sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa. “Lần này chúng ta tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường. Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương”, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ khẳng định.
Công chức, viên chức sẽ sống được bằng lương
Đánh giá về Nghị quyết số 27-NQ/TƯ, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, trong các nội dung cải cách tiền lương, đề xuất tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp là một cập nhật rất kịp thời từ tình hình thực tiễn.
TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội: Việc cải cách chính sách tiền lương sẽ bảo đảm đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng sự gia tăng của giá cả sinh hoạt trên thị trường; đồng thời bảo đảm mức lương chi trả tương xứng, thể hiện đúng giá trị sức lao động của cán bộ, công chức, viên chức. Việc chuyển xếp tiền lương cũ sang lương mới phải phù hợp vị trí việc làm và không thấp hơn lương hiện hưởng. |
Với đề xuất này, Chính phủ đã nghiên cứu để tiếp thu thực tiễn trong việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương, đặc biệt trong thời gian vừa qua có tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư. Việc cải cách tiền lương sẽ tạo điều kiện cân bằng lại mức lương giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực công từ đó giữ chân người tài và tạo ra hiệu quả, năng lực của bộ máy Nhà nước. Việc này cũng đảm bảo sự bình đẳng xã hội. Về nguyên tắc thì người lao động làm việc ở lĩnh vực nào, khu vực nào thì cũng đạt được quyền lợi tiệm cận nhau chứ không chênh lệch quá, tạo sự đồng thuận xã hội. Đây cũng là biểu hiện cho thấy chúng ta đang hội nhập, lấy mục tiêu vì con người, mục tiêu lương cao ở khu vực tư làm đích phấn đấu.
“Tôi cho rằng, hiện tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa đủ để trang trải những nhu cầu cuộc sống nên rất khó tạo ra đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, chuyên cần và làm việc hiệu quả. Với chính sách cải cách tiền lương, chúng ta đều kỳ vọng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nâng lên và đủ sống. Tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức lao động theo nguyên tắc thị trường và tiếp cận tiền lương khu vực có quan hệ lao động. Việc cải cách chính sách tiền lương sẽ bảo đảm đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng sự gia tăng của giá cả sinh hoạt trên thị trường; đồng thời bảo đảm mức lương chi trả tương xứng, thể hiện đúng giá trị sức lao động của cán bộ, công chức, viên chức. Việc chuyển xếp tiền lương cũ sang lương mới phải phù hợp vị trí việc làm và không thấp hơn lương hiện hưởng. Vấn đề quan trọng là làm sao giữ được tiền lương này bảo đảm được sức mua đồng tiền, không chịu ảnh hưởng tác động của trượt giá. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Phải nhận thức rõ việc tinh giản biên chế là yếu tố tiên quyết của cải cách chính sách tiền lương; cần lập danh mục vị trí việc làm, bảo đảm phân công lại lao động một cách hợp lý, góp phần tăng năng suất lao động, tạo tăng trưởng xã hội để phát triển đất nước. Ngoài ra, cần thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, TS Bùi Sỹ Lợi phân tích.
Còn theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách - pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), việc tiến hành cải cách chính sách tiền lương giúp khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay về chính sách tiền lương. Theo đó, trong Nghị quyết số 27-NQ/TƯ đã nêu rất rõ những bất cập này đó là chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương...
Tin liên quan
Đâu là rào cản lớn nhất của người lao động khi làm việc vào giai đoạn cuối năm?
16:56 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố
15:05 | 12/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI tháng 7 tăng 0,48%?
10:19 | 29/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan