Kịp thời hoàn thiện cơ chế, chính sách để “bắt đúng bệnh”, thúc đẩy cổ phần hóa
Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Cổ phần hóa còn rất chậm | |
Thủ tướng yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước có trọng tâm, trọng điểm |
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính). |
Xin ông đánh giá về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn thời gian qua?
Có thể nói vấn đề cổ phần hóa (CPH), thoái vốn trong thời gian qua đang chững lại và chậm so với yêu cầu đề ra. Trong giai đoạn 2016-2020, chúng ta chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra dù trên thực tế con số có thể cao hơn. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020, chúng ta chỉ đạt 30% kế hoạch CPH đề ra.
Về nguyên nhân, thứ nhất, nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế của chúng ta có những biến động trong bối cảnh kinh tế chính trị thế giới có những biến động với cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dịch Covid-19 diễn ra từ cuối 2019 đến nay. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ của CPH, thoái vốn. Trong nhận thức vẫn còn tư tưởng ngại CPH, không muốn CPH. Bên cạnh đó, có những vấn đề phát sinh trong CPH, những vướng mắc xảy ra còn sự tranh luận khác nhau và vẫn chưa thống nhất để đưa vào thể chế tháo gỡ khó khăn cho DN.
Hai là, trong tổ chức thực hiện, các tập đoàn, tổng công ty còn lúng túng ở hai vấn đề. (1) Việc xây dựng danh mục đưa vào CPH chưa sát, dẫn đến CPH DN ngoài danh mục thực hiện được nhiều hơn trong danh mục. (2) Các DN còn lúng túng trong vấn đề chuẩn bị CPH, đặc biệt là khi áp dụng Luật Quản lý tài sản công, sắp xếp lại cơ sở nhà đất, đến khi CPH DN mới vội vàng sắp xếp, trong khi việc sắp xếp lại nhà đất không phải chỉ DN CPH mà bất kỳ DN nào cũng phải làm. Chính vì sắp xếp chậm nên còn lúng túng, dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị CPH, dẫn đến nhiều DN sau 2-3 năm, thậm chí 4 năm vẫn chưa sắp xếp xong. Theo đó, sắp xếp lại nhà đất trở thành vấn đề tồn tại, bất cập. Đây là vấn đề do lịch sử để lại, nhưng cũng mang tính chủ quan của những người đứng đầu DN. Khi DN có nhiều cơ sở nhà đất thì khi sắp xếp phải xác định được là phải thu gọn lại, trả lại những mảnh đất không dùng đến hoặc đang dùng không đúng mục đích để các địa phương giải phóng quỹ đất này cho các thành phần kinh tế khác. Nhưng các DN lại ngại làm điều này. Bên cạnh đó, quan trọng nhất là khi chúng ta sắp xếp lại thì rất nhiều DN lại hoạt động không phải ngành nghề kinh doanh chính mà lại đem mặt bằng đất đai đó cho thuê.
Vấn đề cuối cùng là công tác kiểm tra giám sát. Chúng ta có kiểm tra giám sát, có đánh giá, có chỉ ra chỗ này chỗ kia CPH chậm, nhưng sau đó xử lý như thế nào, kiểm điểm trách nhiệm ra sao thì còn thiếu chế tài, dẫn đến tính thực thi pháp luật, tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, mệnh lệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chưa cao.
Ông có nhắc tới việc còn nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức trong quá trình CPH là nguyên nhân dẫn tới CPH chậm, xin ông cho biết rõ hơn về điều này?
Một trong những nguyên nhân dẫn tới CPH chậm là do nhận thức còn nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề như: xác định giá trị lợi thế, giá trị đất đai, giá trị lịch sử văn hóa... Bên cạnh đó, vấn đề xử lý những tồn tại trong quá trình sắp xếp đất đai còn có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng lại chậm được các cơ quan chức năng tháo gỡ, các thể chế chậm được ban hành. Ví dụ như việc sửa những vấn đề vướng mắc trong CPH, mãi tới năm 2020 chúng ta mới ban hành Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, còn việc sắp xếp đất đai theo Luật Quản lý tài sản công thì đến năm 2021 chúng ta mới ban hành Nghị định 67/NĐ-CP sửa Nghị định 167/2017/NĐ-CP. Rõ ràng, đây là vấn đề phải tuân thủ pháp luật, nhưng hệ thống thể chế chậm được ban hành thì DN thực hiện gặp vướng mắc cũng sẽ bị chậm. Đây là những bài học rút ra trong giai đoạn vừa qua.
Qua thực tế CPH cũng như các kiến nghị của các chuyên gia, DN, cơ quan chức năng, theo ông, đâu là những vấn đề đáng quan tâm trong CPH DN giai đoạn tới?
Trong giai đoạn vừa qua, CPH DN bị trầm lắng do dịch Covid-19. Đến nay, nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, đặc biệt là Chính phủ đang thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính lắng nghe, rà soát lại cơ chế chính sách, những bất cập vướng mắc, trên cơ sở kiến nghị đề xuất của các DN, chuyên gia, cơ quan chức năng để tìm ra được những vấn đề cốt lõi, điểm nhấn cản trở CPH, thoái vốn, từ đó tìm ra giải pháp về mặt thực thi pháp luật, kịp thời hoàn thiện cơ chế chính sách để “bắt đúng bệnh” nhằm thúc đẩy CPH, thoái vốn.
Chúng tôi cho rằng, có mấy vấn đề như sau: cần phải xử lý sắp xếp nhà đất như thế nào để đảm bảo thúc đẩy sản xuất kinh doanh chính thay vì sau CPH DN lại đi vào kinh doanh bất động sản, không đúng với mục tiêu CPH. Sắp xếp đất đai để tiết kiệm nguồn lực bằng cách thu hồi lại các nguồn lực không hiệu quả để giải phóng nguồn lực đó cho các thành phần kinh tế khác. Đây là mục tiêu đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những hội thảo, tọa đàm để bàn luận các vấn đề cụ thể hơn, đặc biệt là vấn đề đất đai để đưa ra được các giải pháp căn cơ, minh bạch, rõ ràng, để khi DN tiến hành sắp xếp thì DN biết mình không sai, không sợ trách nhiệm, đây là vấn đề quan trọng nhất. Đồng thời, rà soát lại khâu chuẩn bị CPH, khâu xác định giá trị DN, xem còn vấn đề gì bất cập, chưa chính xác, chưa sát thực tế, sau đó hoàn thiện thể chế theo hướng tuân theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch, tôn trọng việc thẩm định giá của các cơ quan tư vấn thẩm định giá tuân thủ theo các quy định thẩm định giá, như vậy để tránh được sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước vào vấn đề định giá mà không theo cơ chế thị trường.
Bộ Tài chính mong muốn nắm bắt được tâm tư, vướng mắc của DN để có giải pháp động viên nhận thức, quán triệt, hoàn thiện thể chế để tăng cường niềm tin, trách nhiệm cho DN, để DN không phải lo sợ khi CPH, thực hiện đúng thì sẽ đươc pháp luật bảo hộ. Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, báo cáo Chính phủ và đề xuất những giải pháp cụ thể trước mắt cũng như dài hạn để Chính phủ có chỉ đạo cho CPH giai đoạn tới.
Có nhiều ý kiến cho rằng, sắp xếp đất đai là vướng mắc lớn nhất trong CPH. Vậy theo ông, có nên tách sắp xếp đất đai ra khỏi quá trình CPH hay không? Về xác định giá trị DN, cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xác định đúng giá trị DN?
Đây là hai vướng mắc lớn nhất, cũng là hai điểm nhấn làm cản trở quá trình CPH thời gian qua. Là cơ quan ban hành chính sách, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để hoàn thiện các vấn đề này. Về định hướng tách giá trị đất ra khỏi phương án tính giá trị CPH thì phải rà soát, tính toán kỹ để đảm bảo tính đúng, tính đủ, tránh thất thoát trong CPH, phải đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ, tránh bị lợi dụng. Về định giá, phải làm sao tính đúng tính đủ, nhưng phù hợp với thực tiễn.
Để đưa ra quy định cụ thể, một cơ chế chính sách rõ ràng, Bộ Tài chính sẽ cần tiếp tục phải lắng nghe nhiều hơn, bên cạnh ý kiến của các chuyên gia, các tập đoàn, tổng công ty, cần lắng nghe ý kiến của các thành phần kinh tế khác, ví dụ như các nhà đầu tư, các công ty tư vấn... Khi hội tụ đủ ý kiến của các thành phần liên quan, nhiều chiều, chiếu theo các quy định của pháp luật, định hướng của Đảng thì chúng ta mới ban hành được cơ chế chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Chúng ta phải bám theo luật pháp, khi luật chưa sửa thì phải tuân thủ theo luật hiện hành, ví dụ Luật Đất đai 2013... Sau này khi đã ban hành cơ chế chính sách mới, ví dụ Luật Đất đai sửa đổi vào năm 2023, hay Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN vào năm 2024... thì chúng ta sẽ có những sửa đổi căn cơ hơn. Còn trước mắt, trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế cần phải có những hành động tháo gỡ trong khuôn khổ pháp luật cho phép để thúc đẩy CPH, thoái vốn ở mức hợp lý.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
Tháo gỡ điểm nghẽn
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK